• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Công Thương: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) - "Phải tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, từng dự án, nhất là những dự án lớn trên địa bàn và những dự án tạo cú huých về tăng trưởng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, giải quyết được việc làm cho người lao động địa phương", người đứng đầu ngành công thương đề nghị.

18/04/2023 16:57
Bộ trưởng Công Thương: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị trực tuyến khối công thương địa phương về thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023 - Ảnh: VGP/PT

Thông tin tại Hội nghị trực tuyến khối công thương địa phương về thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023, diễn ra sáng 18/4, ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương đã báo cáo sơ bộ kết quả ngành công thương khối địa phương đạt được trong quý I/2023.

Một số ngành công nghiệp chủ lực địa phương sụt giảm

Theo đó, tính chung quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 6,8%). 

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo giảm 2,4%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,8%; ngành khai khoáng giảm 4,5%.

Có 48 địa phương có IIP quý I tăng và 15 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương tăng cao tiêu biểu là: Tuyên Quang tăng 18,01%, Thái Bình 13,90%, Quảng Trị 13,79%, Hải Phòng 13,12%, Hậu Giang 13,05%, Hà Nam 12,70%, Hải Dương 12,30%, Nam Định 12,17%, Kon Tum 11,52%, Phú Yên 11,30%, Bắc Giang 10,45%, Phú Thọ 10,33%, Cao Bằng 10,31%.

Ngành công nghiệp chủ lực của một số địa phương đạt mức tăng khá cao, có thể kể đến như: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng (Cao Bằng tăng 26,8%, Tuyên Quang 22,6%, Hải Phòng 14,8%, Quảng Ninh 13,6%, Hải Dương 12,5%, Nam Định 12,3%, Đắk Lắk, Bạc Liêu và Phú Yên cùng tăng 11,6%, Bắc Giang và Kiên Giang tăng 10,9%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao (Hậu Giang tăng 286,1%, Thái Bình 55,7%, Quảng Trị 37%, Cà Mau 33,7%).

Ở chiều ngược lại, ngành công nghiệp chủ lực của một số địa phương tăng thấp hoặc giảm. Cụ thể: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm (Quảng Nam giảm 34,3%, Bắc Ninh 18,8%, Vĩnh Long 16,5%, Sóc Trăng 15,6%, Vĩnh Phúc 8,1%.); ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm (Ninh Bình giảm 31,8%, Trà Vinh 29,3%, Hà Giang 24,9%, Cao Bằng 21,9%, Hải Phòng 18,5%...).

DN sản xuất trong nước gặp khó khăn

Về xuất nhập khẩu, tính chung quý I, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 14,4%).

Trong đó, khu vực doanh nghiệp trong nước giảm mạnh hơn (giảm 17,4%) so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (giảm 10%), điều này cho thấy những khó khăn của các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu.

Các địa phương tăng cao tiêu biểu là: Điện Biên tăng 485,58%, Lai Châu 457,50%, Cao Bằng 356,64%, Lạng Sơn 93,80%, Sơn La 50,70%, Hà Tĩnh 44,81%, Đắk Nông 27,80%, Bắc Giang 21,43%, Yên Bái 20,85%...

Trong quý I, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, giảm 2 mặt hàng so với quý I/2022 (có 16 mặt hàng), chiếm 77,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 52,8%).

Mặc dù vậy, ông Ngô Quang Trung cũng cho biết, một số chính sách kích cầu đầu tư công và hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước phát huy tác dụng trong việc phục hồi các hoạt động sản xuất; số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng lần đầu tiên trong 3 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp dù có giảm nhưng xu hướng tăng dần qua các tháng; nhập khẩu nguyên phụ liệu có dấu hiệu tăng… là những yếu tố dự báo tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.

Khó tiếp cận nguồn vốn

Ngành công thương đang nỗ lực triển khai các hoạt động nhằm đạt kế hoạch dự kiến năm 2023: Chỉ số sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp cả năm phấn đấu tăng khoảng 8-9% so với năm trước; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước dự kiến tăng khoảng 8-9%; tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước dự kiến tăng 6% so với năm trước.

Lắng nghe các ý kiến của địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận: Mặc dù ngành công thương các địa phương đã có nhiều nỗ lực, nhưng vẫn còn một số hạn chế, như: Mức tăng trưởng các chỉ tiêu thấp hơn so với kế hoạch và cùng kỳ; nhiều địa phương tăng trưởng thấp (thậm chí tăng trưởng dưới 1%) do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, đầu ra sản phẩm khó khăn; ít dự án đầu tư mới được triển khai; các dự án chuyển tiếp thì chậm tiến độ…

Nhóm các nguyên nhân khách quan được Bộ trưởng chỉ ra, gồm: Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước. Lạm phát còn ở mức cao, chính sách tiền tệ chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới có những tác động nhất định đến xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ dệt may, da giày, đồ gỗ, linh kiện điện tử lớn như Mỹ, EU khiến nhu cầu nhập khẩu giảm.

Cạnh tranh với các nước xuất khẩu (sau mở cửa), đặc biệt là việc Trung Quốc mở cửa trở lại, cùng một số địa bàn xuất khẩu trọng điểm nới lỏng các biện pháp hạn chế thương mại sẽ khiến hàng Việt phải cạnh tranh quyết liệt hơn ở các thị trường trọng điểm.

Về nguyên nhân chủ quan, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích: Đó là việc chậm công bố quy hoạch (ngành, quốc gia, địa phương) dẫn đến việc không thể triển khai các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công thương. Sự chồng chéo, mẫu thuẫn trong một số quy định của pháp luật hiện hành cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của không ít doanh nghiệp (địa phương có quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi còn thấp) gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu chính ngạch.

Bên cạnh đó việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn; ảnh hưởng không nhỏ bởi tình trạng huy động trái phiếu doanh nghiệp không đúng quy định và thị trường bất động sản trầm lắng; hầu hết dự án đầu tư công chậm tiến độ. 

"Tâm lý e ngại trong thực thi nhiệm vụ của nhiều cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cũng là nguyên nhân dẫn đến sự kìm hãm tăng trưởng, phát triển; việc làm, thu nhập của người lao động hạn chế làm sức mua thấp…", Bộ trưởng nêu.

Tổ chức lại sản xuất để phát triển bền vững

Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2023 - một trong những năm động lực thực hiện kế hoạch 5 năm 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các sở công thương, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương quan tâm triển khai nhóm các giải pháp.

Đầu tiên, Bộ trưởng cho rằng cần tiếp tục làm tốt công tác quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, tổ chức thực hiện một cách quyết liệt các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của các bộ, ngành, của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác truyền thông để hệ thống chính trị, người dân hiểu được bối cảnh, tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới tác động rất nhanh đến kinh tế trong nước (nền kinh tế nước ta có độ mở 200%), để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Khẩn trương hoàn thiện các đề án, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại của mỗi địa phương để kịp thời tích hợp trong quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch thành phố làm cơ sở quan trọng cho việc triển khai các dự án lớn của địa phương, của ngành trên địa bàn.

Bộ trưởng Công Thương: Tháo gỡ thực chất từng khó khăn cho doanh nghiệp - Ảnh 3.

Hội nghị trực tuyến khối công thương địa phương về thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và xuất, nhập khẩu năm 2023

Tháo gỡ thực chất từng khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

"Phải trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, từng dự án, nhất là những dự án lớn trên địa bàn và những dự án tạo cú huých về tăng trưởng, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, giải quyết được việc làm cho người lao động địa phương", người đứng đầu ngành công thương đề nghị.

Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng, cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi chức trách, nhiệm của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực công thương. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách địa phương hoặc tiếp tục đề xuất với Trung ương để ban hành những cơ chế, chính sách tầm quốc gia để gỡ khó cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư, nhất là đầu tư dân doanh.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bất động sản và cắt giảm đầu tư công trên địa bàn để tạo động lực, dư địa để các ngành, các lĩnh vực liên quan phát triển (vật liệu, cơ khí chế tạo, thương mại, dịch vụ ....). Đồng thời quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Đề án xuất khẩu chính ngạch (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) để khai mở và tận dụng các thị trường cho hàng hóa của địa phương, đặc biệt là các mặt hàng nông thủy sản.

Theo Bộ trưởng, thị trường trong nước gần như đã bão hoà, nên cần phát triển thị trường ngoài nước và phải tổ chức lại sản xuất, sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của thị trường, cùng với đó, tiếp tục khai thác các FTA đã ký. Có như vậy sản xuất mới bền vững, mang lại giá trị bền vững cho địa phương, doanh nghiệp. 

"Bộ Công Thương sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ các địa phương để tiêu thụ hàng hoá. Ngược lại các địa phương cố gắng tuân thủ các quy định tại các thị trường xuất khẩu", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Tập trung chấn chỉnh kỷ cương trong chỉ đạo điều hành, ý thức chấp hành, khắc phục tâm lý e ngại trong cơ quan liên quan. Có cơ chế bảo vệ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác nhiệm vụ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát uốn nắn kịp thời trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hoá thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ trong chỉ đạo điều hành.

“Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, các tập đoàn thuộc lĩnh vực quản lý đề nghị căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, kiến nghị đề xuất của địa phương để tham mưu cho lãnh đạo Bộ tháo gỡ theo thẩm quyền. Vấn đề vượt thẩm quyền tập hợp báo cáo Chính phủ để có cơ chế giải quyết tổng thể, sớm nhất”, Bộ trưởng yêu cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương rất chia sẻ khó khăn với các địa phương và sẵn sàng thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, trách nhiệm của Bộ để góp phần tháo gỡ một cách thực chất những khó khăn đối với địa phương, các doanh nghiệp để bứt phá khỏi tình trạng trì trệ và khó khăn như hiện nay, từ đó, lấy lại đà tăng trưởng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Phan Trang