• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Đinh La Thăng dự họp với các cơ quan chức năng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe

Ngày 13/2, Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan chức năng liên quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, thanh tra xử lý vi phạm lòng đường, vỉa hè và nâng cao chất lượng đăng kiểm phương tiện. Tới dự có Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng đại diện lãnh đạo Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ…

15/02/2012 08:22

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết trong tháng 3 tới, nhiều giải pháp đảm bảo ATGT, giảm TNGT và ùn tắc giao thông sẽ được Bộ GTVT tiếp tục thực hiện một cách quyết liệt. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, thanh tra xử lý vi phạm lòng đường vỉa hè và nâng cao chất lượng đăng kiểm phương tiện.

Trong công tác đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe (GPLX), theo nhiều chuyên gia, vẫn còn nhiều kẽ hở, dẫn đến học viên chỉ học lý thuyết và thực hành qua loa, không đủ giáo trình. Nhiều câu hỏi trong giáo trình còn mang tính chất quy luật, dẫn đến học viên “học tủ”, không hiểu rõ luật… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ “xe điên” trong thời gian qua.

Ông Trần Ngọc Thành - Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết, thực tế hiện nay học viên học thi GPLX mới đang chỉ dừng lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và thực hành, chứ chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt là văn hóa khi tham gia giao thông. Quy trình đào tạo cũng như quy trình kiểm soát còn lỏng lẻo. Trung bình hiện nay khoảng 5 học viên sử dụng chung một xe tập lái 4 chỗ nên dẫn đến học viên không đủ số km thực hành theo quy định.

Còn theo ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đối với các cơ sở đào tạo lái xe ở phía Nam hiện đang rất khó khăn trong tuyển giáo viên. Để hạn chế được việc này, Tổng cục Đường bộ đã tăng cường tập huấn cho giáo viên dạy thực hành. Phần thi lý thuyết và thực hành đã được công khai hóa nên đã phần nào hạn chế được tiêu cực trong thời gian qua. Nhiều cơ sở đào tạo lái xe hiện nay còn xuất hiện “cò” thi giấy phép, đặc biệt là đối với hạng A1. Các doanh nghiệp vận tải chưa thực hiện quy định sức khỏe đối với lái xe.

Để sớm chấn chỉnh những tồn tại này, ông Trần Ngọc Thành kiến nghị cần có sự chặt chẽ quy trình đào tạo GPLX, đặc biệt nên bổ sung bài thi chữ Chi trong phần thực hành. Đây là thi đòi hỏi kỹ năng xử lý rất cao. Nếu học viên nào vượt qua được bài này có thể xử lý tốt các tình huống thực tế.

Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang thực hiện đề án đổi mới GPLX. Mẫu mới sẽ có song ngữ, khả năng chống làm giả cũng như tính chất bảo mật cao. Dự kiến tháng 4, Tổng cục Đường bộ sẽ đưa vào hoạt động phần mềm dữ liệu quản lý GPLX nhằm nâng cao hiệu quả quản lý - ông Nguyễn Văn Quyền cho biết thêm.

Bà Trịnh Minh Hiền - Vụ trưởng Vụ Pháp chế kiến nghị, cần tăng trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như Hợp tác xã vận tải trong việc quản lý, kiểm tra sức khỏe lái xe để đảm bảo ATGT. Đối với những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người chưa biết chữ, cần nghiên cứu giáo trình riêng để các đối tượng này được tham gia học thi GPLX.

Hiện nay, việc xử lý các vi phạm lòng đường, vỉa hè đang bị chồng chéo giữa lực lượng của Sở GTVT và Sở Xây dựng nên hiệu quả không cao. Dù đã huy động nhiều lực lượng cùng tham gia xử lý nhưng kết quả đạt được còn thấp. Các điểm trông giữ xe vi phạm gây thiệt hại không nhỏ cho người dân và cả chính quyền địa phương. Các điểm trông giữ xe hiện nay cũng đang gây nhức nhối, nhiều địa phương cấp phép cho trông giữ xe ngay trên lòng đường gây mất trật tự ATGT. Thực tế mức phí trông giữ xe đóng góp lại cho địa phương rất ít.

Ông Thạch Như Sỹ - Phó Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết, 10 quận và 2 huyện của Hà Nội đang xảy ra tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vô tội vạ, cộng thêm hạ tầng còn nhiều yếu kém và lượng phương tiện lớn nên dẫn đến khả năng gây ùn tắc giao thông rất cao. Theo quy định, lực lượng Thanh tra giao thông hoàn toàn có quyền xử phạt được các vi phạm này.

Về những bất cập này, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu ngay trong tháng 3 này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải hoàn thành trình Đề án Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo sát hạch GPLX nhằm góp phần giảm TNGT và UTGT. Nghiên cứu lộ trình tham gia Công ước Viên về GPLX. Đề án phải làm rõ thực trạng công tác đào tạo sát hạch GPLX hiện nay, rà soát lại toàn bộ chương trình đào tạo, có cơ chế phạt nghiêm cơ sở đào tạo vi phạm. Giao Cục Y tế GTVT dự thảo đề án tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe để trình Bộ Y tế ban hành và bổ sung chế tài xử phạt đối với lái xe không thuộc các doanh nghiệp.

Bộ trưởng yêu cầu Thanh tra Bộ khẩn trương có kế hoạch trong tháng 3/2012 sẽ thanh kiểm tra toàn bộ vi phạm lòng đường, vỉa hè và các điểm trông giữ xe tại Hà Nội, từ đó có những kiến nghị xử lý đối với địa phương. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh thanh tra hoạt động chở khách bằng Taxi, chấm dứt tình trạng hoạt động lộn xộn như hiện nay.

Xuân Nguyên