• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng GTVT lý giải nguyên nhân giảm vốn đầu tư các dự án

(Chinhphu.vn) - Ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã trả lời chất vấn tại Quốc hội về nguyên nhân tiết giảm 5% vốn đầu tư của hai dự án mở rộng Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

17/11/2015 18:55

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, việc rà soát các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được Bộ GTVT thực hiện thường xuyên và ở tất cả các dự án, chứ không riêng gì hai dự án này.

Từ năm 2011 đến nay, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát 68 dự án, tổng số vốn đầu tư giảm so với dự kiến ban đầu khoảng 57.242 tỉ đồng; trong đó rà soát phân kỳ đầu tư giảm hơn 13.463 tỉ đồng, rà soát phân kỳ quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật giảm 16.245 tỉ đồng, kiểm định gia cường kéo dài thời hạn khai thác của cầu giảm 1.658 tỉ đồng, lựa chọn giải pháp thiết kế hợp lý, tiết kiệm kinh phí ước tính khoảng gần 15.912 tỉ đồng.

Ví dụ, cầu Cổ Chiên và cầu Mỹ Lợi trước kia thiết kế cầu dây văng, nhưng sau đó Bộ GTVT có báo cáo Chính phủ và được cho phép thiết kế cầu bê tông cốt thép dự ứng lực thì giảm được cả nghìn tỉ đồng. Hay như dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành cũng giảm được gần 10.000 tỉ đồng.

Một nguyên nhân nữa là các dự án được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nên tiết kiệm được chi phí giải phóng mặt bằng, tiết kiệm được chi phí trượt giá do rút ngắn được thời gian thi công, tiết kiệm chi phí lãi vay dự án BOT và tiết kiệm 5% đối với các dự án QL1 và QL14 sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, giảm khoảng 9.934 tỉ đồng. Cơ sở tiết kiệm của 5%, theo Bộ trưởng Thăng, là dự án Quốc lộ 1A và dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên được đồng loạt triển khai trong thời gian ngắn. Trong cơ chế thực hiện dự án, Chính phủ cho phép Bộ chỉ định thầu trên cơ sở lập dự toán chặt chẽ, do vậy đã tiết giảm 5% so với dự toán.

Cũng theo Bộ trưởng Thăng, hiện nay Bộ đang tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, rà soát các dự án đang và sẽ triển khai để đảm bảo việc thực hiện đồng tiền ngân sách và trái phiếu Chính phủ có hiệu quả nhất.

Về việc triển khai đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Thăng khẳng định dự án thực hiện đúng quy hoạch, đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và theo đúng đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam.

Theo Bộ trưởng Thăng, Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Nam dài 85 km, tại thời điểm trước khi mở rộng dự án, Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư  mở rộng theo hình thức BOT 45 km, còn 40 km chưa được đầu tư theo đề án mở rộng Quốc lộ 1.

Theo đề án mở rộng Quốc lộ 1, trong Quy hoạch GTVT đường bộ đã được Thủ tướng phê duyệt, đoạn từ Km 947 đến Km 987 (dài 40 km) giữ nguyên hiện trạng, chỉ tiến hành tăng cường mặt đường bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do song hành đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đang xây dựng. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã chấp hành nghiêm.  

Tuy nhiên, từ tháng 6/2013, UBND tỉnh Quảng Nam có đề nghị Thủ tướng cho phép mở rộng đoạn này bằng nguồn vốn trái phiếu. Thủ tướng đã có ý kiến, trước mắt chưa tiến hành đầu tư nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Km 947 đến Km 987. Việc đầu tư nâng cấp và mở rộng đoạn này sẽ triển khai khi có đủ điều kiện. Tuy nhiên, đây là đoạn đường có nhiều cơ sở sản xuất, trụ sở doanh nghiệp, lượng lưu thông lớn nên Quảng Nam tiếp tục có văn bản đề nghị.

Bộ GTVT nhận thấy đề nghị trên là thỏa đáng nên báo cáo Thủ tướng. Trên cơ sở ý kiến đồng thuận của Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng đoạn đường này theo hình thức BOT với quy mô toàn tuyến  40 km, trong đó 4 làn xe, quy mô mở rộng nền đường 16,5 m.

Linh Đan