• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/02, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp cựu Thủ tướng Cộng hoà Pháp Edouard Philippe, hiện là Thị trưởng thành phố Le Havre nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-16/02.

14/02/2023 19:19
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp cựu Thủ tướng Cộng hoà Pháp Edouard Philippe - Ảnh: VGP

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh và bày tỏ vui mừng được đón ông Edouard Philippe vào đúng dịp Việt Nam và Pháp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; cảm ơn ông Edouard Philippe vì tình cảm, sự ủng hộ đối với Việt Nam và quan hệ hai nước dù ở bất kỳ cương vị nào; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện với EU, trong đó có Pháp.   

Cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe bày tỏ vui mừng cùng đoàn doanh nghiệp các cảng biển của Pháp và giám đốc các trường đại học lớn vùng Normandie thăm lại Việt Nam đúng vào thời điểm quan trọng giữa hai nước; bày tỏ ấn tượng trước những thành tựu về mọi mặt cũng như những bước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong 5 năm qua kể từ chuyến thăm đầu tiên của ông trên cương vị Thủ tướng; mong muốn tiếp tục quay lại Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương hai nước, cũng như quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp.

Hai bên nhất trí cho rằng Việt Nam và Pháp có nhiều "mối lương duyên" về lịch sử, văn hóa, con người; khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp hiện ngày càng phát triển hiệu quả, thực chất trên tất cả các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị cao.  

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Pháp là đối tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển hàng đầu châu Âu tại Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều đang được phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19, đạt 5,3 tỷ euro trong năm 2022, tăng 10% so với năm 2021; mong muốn hai nước tận dụng tốt các cơ hội do Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại; đề nghị Pháp sớm thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU để khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam và Pháp; mong muốn Pháp thúc đẩy Uỷ ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam để duy trì kế sinh nhai cho hàng trăm nghìn ngư dân Việt Nam và đáp ứng lợi ích của hàng triệu người tiêu dùng châu Âu.    

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp cựu Thủ tướng Pháp Edouard Philippe - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Pháp là đối tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển hàng đầu châu Âu tại Việt Nam - Ảnh: VGP

Về phần mình, ông Edouard Philippe khẳng định mong muốn mở rộng hợp tác với các bộ, ngành và địa phương Việt Nam trong các lĩnh vực thành phố Le Havre có thế mạnh như cảng biển, đóng tàu, logistics, đào tạo đại học, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức…; khẳng định thành phố Le Havre sẽ tham dự Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt-Pháp lần thứ 12 tới.

Hai bên cũng đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC); tiến tới đạt được bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả./.

Nguyễn Đức