• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Khó xã hội hóa trùng tu di tích

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết do nguồn lực có hạn nên cũng không thể trùng tu, tôn tạo hết các di tích, trong khi đó lại rất khó xã hội hóa việc trùng tu di tích vì không đem lại nguồn lợi.

10/08/2022 16:19
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Khó xã hội hóa trong trùng tu di tích vì không đem lại nguồn lợi   - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để phát hiện việc làm sai mục đích tôn tạo, phục dựng trùng tu di tích - Ảnh: VGP/LS

Trả lời chất vấn của đại biểu về việc trùng tu di tích, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp tỉnh là lập dự án, thẩm định, thiết kế, thi công, Bộ chỉ tham gia phần đầu thẩm định chung và trình cấp có thẩm quyền để thẩm định dự án. Khi được giao, các cơ quan phải thực hiện đúng phương án đã được phê chuẩn, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng để phát hiện việc làm sai mục đích tôn tạo, phục dựng trùng tu di tích.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Đảng và Nhà nước đã ưu tiên các nguồn lực, để tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, nhưng do nguồn lực có hạn nên cũng không thể trùng tu, tôn tạo hết. Địa phương tự chủ được ngân sách thì việc tôn tạo thuận lợi, còn địa phương phải nhận trợ cấp từ trung ương thì việc tôn tạo gặp nhiều khó khăn.

"Việc xã hội hóa cũng khó khăn do các doanh nghiệp chưa tha thiết đầu tư vào hoạt động trùng tu di tích vì không đem lại nhiều nguồn lợi", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết và tha thiết đề nghị Đảng, Nhà nước dành nguồn lực đầu tư để đất nước có những di tích xứng tầm với lịch sử văn hóa.

Trả lời phần tranh luận của đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) về việc không làm "trẻ hóa", biến dạng di tích sau khi trùng tu, Bộ trưởng cho biết Bộ VHTT&DL chỉ có vai trò thẩm định, xác định việc có xâm hại hay không, các nội dung khác thì trách nhiệm chính là chính quyền địa phương.

"Về các sai phạm trước đây, Bộ cũng có chấn chỉnh để uốn nắn, sửa chữa. Nếu sai phạm lớn, Bộ sẽ đề nghị xử lý và phải có cam kết sẽ tu bổ trả về nguyên trạng. Nếu địa phương nào làm sai sẽ xử lý theo Luật Di sản và quy định hiện hành khác", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.

Lê Sơn