• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ trưởng Y tế: Các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư y tế đã đồng bộ

(Chinhphu.vn) – Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ.

01/07/2024 17:18
Bộ trưởng Y tế: Các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư y tế đã đồng bộ- Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản tháo gỡ cơ bản các khó khăn, vướng mắc trong mua sắm, đầu thầu thuốc, thiết bị, vật tư y tế do bất cập của một số quy định như: không được mua, bán thiết bị y tế khi chưa có giá kê khai và không được mua, bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua, bán; giá gói thầu được xác định từ ít nhất 3 báo giá của các nhà cung cấp khác nhau trên địa bàn tại thời điểm gần nhất, tối đa không quá 90 ngày trước ngày trình cơ quan thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu…

Bộ Y tế cũng đã và đang tích cực, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị, địa phương trong việc đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và các cơ quan liên quan xây dựng Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, trong đó có một Chương quy định về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế, bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc, bao quát các tình huống, trường hợp trong thực tiễn như: đấu thầu tập trung, đàm phán giá vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua sắm tập trung đối với thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít; chỉ định thầu trong trường hợp cấp bách để phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; hóa chất, vật tư xét nghiệm dùng cho thiết bị y tế (máy đặt, máy mượn); mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do Quỹ BHYT chi trả, mua vacicne để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua sắm của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. 

"Kết quả đạt được, nguồn cung ứng thuốc, thiết bị y tế cơ bản đảm bảo cho nhu cầu sử dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh và ngoài thị trường bán lẻ, tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế chỉ xảy ra cục bộ do vẫn tồn tại một số nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng hậu đại dịch COVID-19 và chiến tranh tại châu Âu, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu (Albumin, Globulin…)", Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.

Bộ trưởng Y tế: Các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư y tế đã đồng bộ- Ảnh 2.

Việt Nam là một trong số ít các nước có danh mục thuốc BHYT toàn diện - Ảnh:VGP/HM

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng cho biết, nguyên nhân thiếu thuốc còn do các cơ sở y tế, địa phương chưa sát sao trong việc chỉ đạo đảm bảo cung ứng thuốc (thiếu chủ động trong dự trù, xác định nhu cầu, lập kế hoạch, thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm…). 

Mặt khác, việc thiếu nguồn cung ứng thuốc chủ yếu xảy ra ở nhóm thuốc rất hiếm (thuốc chống độc, giải độc tố (BAT), huyết thanh kháng nọc rắn…) do không xác định được nhu cầu vì các bệnh ít gặp và không lường trước về thời điểm, số lượng.

"Đến nay, các quy định của pháp luật về đấu thầu đối với thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ. Bộ cũng đã kịp thời có văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương, đơn vị và khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tập huấn, phổ biến, quán triệt tới các cơ sở y tế, các địa phương triển khai thực hiện", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh.

Việt Nam là số ít các nước có danh mục thuốc BHYT toàn diện

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng BHYT.

Danh mục thuốc BHYT tại Việt Nam được ghi dưới dạng tên hoạt chất, thành phần, không ghi hàm lượng, dạng bào chế và tên thương mại. Vì vậy, việc lựa chọn thuốc thành phẩm được Quỹ BHYT thanh toán tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không bị giới hạn bởi chủng loại thuốc có giá rẻ hay đắt, thuốc nội hay thuốc ngoại.

Căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu khám chữa bệnh và khả năng chi trả của Quỹ BHYT, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị, để mua sắm lựa chọn thuốc thành phẩm phù hợp, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết.

Theo Tư lệnh ngành Y tế, danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT hiện nay đã bao phủ các thuốc điều trị đầy đủ ở các chuyên khoa, bao gồm cả trong lĩnh vực tân dược và thuốc y học cổ truyền, đáp ứng tương đối đầy đủ, toàn diện nhu cầu sử dụng thuốc, phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.

Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung danh mục, đặc biệt chú trọng việc mở rộng danh mục thuốc, nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT, đặc biệt chú trọng đến nhóm trẻ em, người cao tuổi và người nghèo được chăm sóc tốt hơn nhưng vẫn đảm bảo cân đối phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ BHYT.

HM