• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Tư pháp trả lời về việc đưa chính sách đến với người dân

(Chinhphu.vn) - Độc giả Đinh Quốc Toàn (email: quoctoan.tdt@...) gửi đến Cổng TTĐT Chính phủ nêu đề xuất trước thực tế hiện nay nhiều người dân còn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật, trong khi mọi hoạt động của đời sống đều không thể tách rời luật pháp.

21/01/2013 11:00

Độc giả Toàn mong muốn Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng thống nhất nghiên cứu về các luật cơ bản mà mỗi người cần biết và dạy học sinh ngay từ cấp 2, chứ không phải đến cuối năm lớp 12 học sinh mới bước đầu tiếp xúc luật.

Thực tế nữa là, một số luật mới được thi hành hay một số chính sách mới ra nhưng ít người biết. Đơn cử như việc áp dụng giá điện bán lẻ tại phòng trọ là rất có ý nghĩa nhưng độc giả Toàn cho rằng hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, có rất ít chủ nhà trọ và người đi thuê - những đối tượng liên quan của quy định này- lại chưa biết rõ.

Trao đổi về vấn đề này, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:

Không phải cuối năm lớp 12 học sinh mới bước đầu tiếp xúc luật

Thanh thiếu niên là thế hệ công dân trẻ tuổi hôm nay và là những người chủ đất nước trong tương lai. Để thế hệ trẻ có đầy đủ ý thức và trách nhiệm công dân, có thể thực hiện tích cực các nghĩa vụ và các quyền hợp pháp của mình, thì giáo dục pháp luật phải được tiến hành trong trường học từ phổ thông đến đại học. Đó chính là quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Nhận thức sâu sắc được điều đó, nên việc dạy học pháp luật cho học sinh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường từ năm học 1987 - 1988, trong đó tập trung nhất là môn học Giáo dục công dân (ở Tiểu học gọi là môn học Đạo đức, ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông là môn Giáo dục công dân), chứ không phải là đến mãi cuối năm lớp 12 học sinh mới bước đầu tiếp xúc luật như độc giả Toàn nhận xét.

Song song với việc dạy và học pháp luật trong chương trình chính khóa, các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa với các hình thức phong phú, đa dạng, nội dung thiết thực đã được triển khai rộng khắp. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan biên soạn, phát hành nhiều tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh niên như các đề cương giới thiệu các văn bản pháp luật mới, các tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng kiến thức pháp luật; các câu chuyện pháp luật, tình huống pháp luật, tờ gấp pháp luật… Các hoạt động ngoại khóa này đã góp phần lôi cuốn học sinh say mê tìm hiểu, nghiên cứu, học tập pháp luật, gắn lý thuyết với thực tiễn. Qua đó, nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh được nâng lên rõ rệt.

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục luật

Vấn đề độc giả Toàn nêu phản ánh thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi, đôi lúc còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, những cái dân cần, dân muốn lại chưa đến được với dân. Một luật hay một văn bản quy phạm pháp luật nào đó khi có hiệu lực thi hành, được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào chắc chắn do nhiều yếu tố khác nhau chi phối, trong đó không thể không có vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt. Chính sách này đã được khẳng định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục một đạo luật (hay văn bản quy phạm pháp luật), trước hết thuộc cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản đó. Hiện nay, các Bộ, ngành, đoàn thể, UBND các cấp đều được bố trí bộ máy, con người để thực hiện nhiệm vụ này (hệ thống tổ chức pháp chế, cơ quan Tư pháp các cấp).

Bên cạnh công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước, Bộ Tư pháp cũng có trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật. Chẳng hạn, khi Luật mới được ban hành, Bộ đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng đề cương giới thiệu luật đăng tải trên trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế, in tài liệu (sách, tờ rơi, băng đĩa hình), tuyên truyền trên báo chí…

Sắp tới khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực, Bộ Tư pháp còn phải đảm nhiệm một số nhiệm vụ mới như xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật…

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng cảm ơn Bộ Tư pháp đã có thông tin trả lời công dân qua Cổng TTĐT Chính phủ.