• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Y tế dự trù 3 tình huống phòng chống viêm đường hô hấp MERS-CoV

(Chinhphu.vn) – Bộ Y tế đã có kế hoạch hành động phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) tại Việt Nam với 3 tình huống cụ thể được đặt ra.

06/06/2014 16:59
Ảnh minh họa

Qua hệ thống báo cáo giám sát, đến nay, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh MERS-CoV.

Tuy nhiên, nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm MERS-CoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong, Bộ Y tế dự trù 3 tình huống dịch bệnh và các giải pháp cụ thể trong từng tình huống: 1- Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam; 2- Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam; 3- Dịch lây lan trong cộng đồng.

Trường hợp chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam, ngành y tế sẽ tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính không rõ nguyên nhân có yếu tố dịch tễ liên quan thông qua hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia và giám sát các trường hợp nghi ngờ tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cộng đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc giám sát hành khách tại cửa khẩu; thực hiện việc kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu thông qua sử dụng máy đo thân nhiệt từ xa, xem xét áp dụng khai báo y tế tại các cửa khẩu quốc tế phù hợp với tình hình Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Gải pháp quan trọng khác là chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị, sinh phẩm y tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV.

Giai đoạn đầu, Bộ Y tế yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng tiếp nhận mẫu để chẩn đoán xác định MERS-CoV.

Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị bệnh nhân MERS-CoV. Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm MERS-CoV không được để lây nhiễm trong bệnh viện.

Về công tác truyền thông, Bộ Y tế sẽ xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cửa khẩu, cơ sở điều trị và cộng đồng. Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, người lao động tới các vùng có dịch MERS-CoV đặc biệt tại vùng Trung Đông.

Đồng thời, dán poster, phát các tờ rơi tại các cửa khẩu quốc tế hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các đơn vị y tế khi cần thiết.

Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Bộ Y tế cũng đưa ra các giải pháp trong tình huống xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam và tình huống dịch lây lan trong cộng đồng.

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) gây nên. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, kể từ đầu vụ dịch đến ngày 29/5/2014 toàn thế giới ghi nhận 636 ca nhiễm MERS-CoV, trong đó 193 ca tử vong.

Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 20 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông, châu Âu, Bắc Phi, châu Á, châu Mỹ. Tất cả các trường hợp mắc MERS-CoV đều có liên quan và xuất phát từ 6 nước tại Bán đảo Ả Rập.

75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc gần. Đã ghi nhận các trường hợp lây nhiễm thứ phát là các cán bộ y tế trực tiếp khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân MERS-CoV.

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống.

Tuệ Văn