Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
Tại trận chung kết 50 ếch nam, kình ngư Nguyễn Hữu Việt (Hải Phòng) đã giành HCV và phá kỷ lục quốc gia với thời gian 28”39 (kỷ lục cũ 28”92).
Còn nội dung nữ, Phạm Thị Huệ (Quảng Bình), Trần Thị Thuận (TT-Huế) giành HCV, HCB và phá kỷ lục quốc gia cũ là 33”32. Đà Nẵng cũng có chiếc HCV ở nội dung tự do 100m nam khi Hoàng Quý Phước về đích đầu tiên với thời gian 50”92.
Nội dung bơi ếch nữ 200m, thêm 2 kỷ lục được thiết lập. Dương Thị Thơm (Quảng Ninh) về đích với 2'21''22 và người về nhì Kim Tuyến (TP.HCM) giành HCB nhưng cũng phá kỷ lục cũ trước đó là 2'22''35. Nội dung 200m nam, Quang Bảo (TP.HCM) cũng phá kỷ lục quốc gia với 2'06"89. Người về nhì Huy Long (Hà Nội) phá kỷ lục đại hội với thời gian 2'09"79.
Nội dung bơi tự do 400m, nam Đà Nẵng, Quân Đội cùng phá kỷ lục quốc gia với thời gian 3'29''82 và 3'38"17. Còn nội dung 800m nữ, thứ tự lần lượt là Quân đội, Đà Nẵng và Long An. An Giang giành chiếc HCV đầu tiên ở môn bơi ở nội dung hỗn hợp 400m nam còn Thái Nguyên về nhì cũng phá kỷ lục Đại hội với thời gian 4'33"74. Nội dung hỗn hợp nữ 200m, thêm 2 kỷ lục QG được thiết lập do 2 đoàn TP.HCM và Quảng Bình tạo ra.
Sau ngày thi đấu đầu tiên tại VCK Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI, đoàn TP.HCM tạm dẫn đầu với 3 HCV, 1 HCB, 2 HCĐ. Đoàn chủ nhà Đà Nẵng đứng thứ 2 với 2 HCV, 2 HCB, 1HCĐ.
Tìm hiểu nguyên nhân, nhiều chuyên gia cho biết, sở dĩ trong môn bơi lội tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI có nhiều kỷ lục bị phá là do các vận động viên đã mặc đồ bơi công nghệ cao.
Mặc dù từ ngày 1/1/2010, Liên đoàn Bơi lội thế giới (FINA) đã áp dụng lệnh cấm đối với đồ bơi công nghệ cao tại các giải đấu do FINA tổ chức. Tại Asiad vừa qua, lệnh cấm này cũng được thực hiện triệt để. Tuy nhiên, trong các giải đấu quốc nội Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam (VASA) vẫn cho phép VĐV mặc đồ bơi công nghệ cao.
BT