• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất

(Chinhphu.vn) - Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 do Viện Dinh dưỡng quốc gia triển khai cho thấy, ở trẻ dưới 5 tuổi có 58% trẻ thiếu kẽm, 19,6% trẻ thiếu máu, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 19,6%.

08/06/2023 16:23
Bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất - Ảnh 1.

Cùng với đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em tuổi học đường (từ 5 đến 19 tuổi) là 14,8%. Tỉ lệ thừa cân béo phì của lứa tuổi học đường tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó ở khu vực thành thị lên tới 26,8%.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo quốc tế "Sản phẩm dinh dưỡng công thức từ sữa tươi – Dinh dưỡng vàng cho lứa tuổi vàng, giúp trẻ phát triển toàn diện" diễn ra ngày 8/6.

TS. BS Nguyễn Song Tú, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, mặc dù chiều cao của thanh niên Việt Nam có tăng lên (hiện trung bình chiều cao của nam đạt 168,1 cm, nữ đạt 156,2 cm), song vẫn thấp hơn nhiều nước trong khu vực và thấp hơn so với chuẩn của WHO. Nghiên cứu của Tổ chức Dinh dưỡng Đông Nam Á cũng cho biết, bữa ăn hằng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu vi chất.

Thiếu vi chất và các dưỡng chất cần thiết khác hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, liên quan đến đề kháng, tiêu hóa, phát triển não bộ…

Bên cạnh các yếu tố như di truyền, vận động, môi trường sống thì dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao thể trạng, tầm vóc, trí lực của thế hệ tương lai.

Các báo cáo tham luận tại hội thảo đã mang tới cái nhìn toàn diện về dinh dưỡng vàng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, chia sẻ kết quả nghiên cứu về thực trạng dinh dưỡng, các xu hướng dinh dưỡng, tầm quan trọng của dinh dưỡng công thức cho trẻ em tại các nước phát triển cũng như tại Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ trong độ tuổi từ 0-12 tuổi, còn gọi là lứa tuổi vàng.

Tại hội thảo, TS. Alwine Kardinaal, Trưởng Ban Dinh dưỡng và Sức khỏe, Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm và sức khỏe NIZO (Hà Lan) cho biết, sữa cho trẻ sơ sinh và giai đoạn tiếp nối phải đáp ứng những quy định vô cùng nghiêm ngặt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em trên thị trường đang phát triển với tốc độ rất nhanh, các sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật, có nguồn gốc hữu cơ hoặc tự nhiên và những xu hướng này tăng mạnh hơn ở châu Âu. Những sản phẩm mới này có thể mang đến một chế độ ăn uống đa dạng hơn cho trẻ ở những độ tuổi khác nhau.

Đỗ Hương