• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bước chuyển mình mạnh mẽ ở xã Hồng Vân, huyện Thường Tín

HNP - Từ một vài ba hộ trồng sinh vật cảnh, đến nay, 70 % hộ gia đình thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân chuyển sang loại hình kinh tế này. Nhờ cây cảnh, Cơ Giáo từ một làng thuần nông trở thành một điểm sáng kinh tế của xã Hồng Vân. Bởi cây cảnh mang lại thu nhập hàng tỷ đồng cho các hộ gia đình mỗi năm.

17/10/2011 10:56
Vườn cây nhà anh Nguyễn Văn Hiệp, Hội viên trồng cây cảnh thôn Cơ Giáo



Cơ Giáo là một ngôi làng nhỏ, chỉ với 220 hộ gia đình với tổng số 560 nhân khẩu. Thôn Cơ Giáo trước đây là một làng thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và chăn nuôi theo kiểu manh mún nhỏ lẻ, thu nhập của bà con nông dân thấp. Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, một số hộ gia đình bắt đầu đưa cây cảnh về làng trồng nhưng chỉ với mục đích là trồng để “chơi”. Từ một vài hộ chơi đến cả xóm và đến nay tất cả các thôn trong xã cũng tích cực tham gia, nhà nọ nhìn nhà kia để làm, người dân lúc này thấy nghề trồng cây cảnh không chỉ là để chơi nữa mà nó là tiền của, thứ hàng hóa có thể làm giàu nhanh chóng.

Từ một số hộ dân ở thôn Cơ Giáo và Xâm Xuyên chơi cây cảnh. Đến năm 1997, cùng với nhu cầu giao lưu buôn bán giữa người dân trong thôn và nhu cầu giao lưu với các địa phương khác, Hội trồng cây cảnh thôn Cơ Giáo ra đời gồm nhiều gia đình làm ăn kinh doanh giỏi, các hội viên trong hội đã rất tích cực giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cây cảnh sao cho có được giống tốt, tạo được dáng đẹp và hiệu quả kinh tế cao.

Theo anh Nguyễn Hải Đăng, Chủ tịch UBND xã Hồng Vân, xã Hồng Vân có vị trí thuận lợi cả về giao thông và điều kiện tự nhiên, có được vùng đất bồi từ ven sông Hồng đây là thế mạnh quan trọng để xã phát triển làng nghề. Toàn xã đã có 128 hội viên làm nghề cây cảnh, ở cả 6 thôn. Năm 2008 là thời gian phát triển cao nhất của làng nghề, tay nghề người dân được nâng cao, quy mô phát triển rộng, giá trị kinh tế mang lại là rất lớn. Cuối năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây cũ đã công nhận danh hiệu làng nghề cây cảnh của thôn Xâm Xuyên, Cơ Giáo và đây là cơ sở quan trọng để làng nghề có được thương hiệu cạnh tranh, phát triển bền vững để người tiêu dùng trong cả nước biết tới. Năm 2010 vào dịp Đại lễ nghìn năm Thăng Long nhiều cây cảnh của các gia đình trong xã đã được chọn để triển lãm tại vườn hoa Lý Thái Tổ và bảo tàng Hà Nội.

Vườn cây nhà anh Nguyễn Văn Đăng, thôn Xâm Xuyên, một trong những tỷ phú nhờ trồng cây cảnh

Hiện nay, xã có hơn 100 mô hình vườn trồng cây cảnh, trong đó, có 50% là những mô hình lớn, có diện tích cây trồng lớn, nhiều hộ còn phải thuê thêm 4 đến 5 người phụ giúp chăm sóc, tỉa cành, vận chuyển. Xã đang tổ chức triển khai dồn điền đổi thửa để tạo thuận lợi cho người dân có thêm diện tích phát triển các loại cây trồng khác như: hoa, cây công trình…Những hộ gia đình trồng cây cảnh theo hình thức chuyên canh có thu nhập rất lớn, bình quân 1 tỷ đồng/hộ/năm (một số hộ có thu nhập nhiều hơn). Nghề trồng cây cảnh còn tạo việc làm cho thanh niên ở làng với thu nhập 2.000.000 đến 3.500.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, xã còn phát triển một loạt các dịch vụ làng nghề khác như: dịch vụ nhân công lao động, xưởng sản xuất chậu cảnh, dịch vụ vận chuyển, phân bón…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với những người dân làm cây cảnh là đất trồng. Nhiều người muốn mở rộng quy mô nhưng để tìm được một khoảnh đất rộng rãi không đơn giản. Một bộ phận người dân vẫn có quan niệm truyền thống là không ai chịu nhượng lại đất, ai nấy cũng đều tâm niệm “giữ đất cho con cháu sau này”, hơn nữa trồng cây cảnh phải mất nhiều năm nhưng theo chính sách thì chỉ cho thuê đất trong khoảng 5 năm. Việc vay vốn làm ăn cũng gặp không ít khó khăn, trong khi đó ngân hàng không coi cây cảnh là tài sản để định giá cho nông dân vay. Thêm vào đó, diện tích đường giao thông liên thôn, xã còn hẹp làm hạn chế khả năng phát triển dịch vụ làng nghề. Giờ đây, mong mỏi lớn nhất của những người trồng cây cảnh ở xã Hồng Vân là được quy hoạch mở rộng diện tích để phát triển làng nghề ngày một lớn mạnh hơn.

Thành Trung