Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa. Nguồn internet |
Tại Khánh Hòa, đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 265.435 gia đình được công nhận gia đình văn hóa; có 916 thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; có 1.398 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đạt chuẩn văn hóa… Công tác phát huy các giá trị di sản văn hóa cũng được quan tâm và phát triển; các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, tình làng nghĩa xóm, tư tưởng đạo đức, lối sống được phát huy, góp phần giáo dục thế hệ trẻ xây dựng nhân cách toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
Trải qua 20 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt những kết quả thiết thực, từng bước đi vào chiều sâu và trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn. Phong trào đã tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân; củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, vị trí của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. Chất lượng cuộc sống của các gia đình được nâng lên rõ rệt, hộ nghèo giảm đáng kể. Các giá trị truyền thống, nếp sống văn hóa ngày càng được coi trọng. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình ngày càng được nâng cao, vai trò của gia đình từng bước được khẳng định.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 189.571 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 91,3%; 1.602 thôn bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa, đạt 92,1%; 1.107 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chiếm 97%; 3.376 tổ, nhóm tự quản, trong đó có 1.402 tổ, nhóm tự quản nông thôn mới tại các khu dân cư; 100 thôn, xóm, tổ dân phố có tổ hòa giải hoạt động;…
Tại Bạc Liêu, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã có những tác động tích cực đối với việc thực hiện, hoàn thành các phong trào cách mạng của các địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị các cấp về vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội. Sau 20 năm thực hiện phong trào, toàn tỉnh đã có hơn 190.000 hộ gia đình được công nhân “Gia đình văn hóa”, đạt 93%; 100% ấp, khóm đạt chuẩn văn hóa; 29/49 xã đạt chuẩn văn hóa... Những kết quả đạt được đã từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo ra những chuyển biến trên nhiều phương diện ở khu vực nông thôn và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Trải qua 20 năm, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tại Thanh Hóa ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và đi vào chiều sâu. Đặc biệt, quá trình triển khai phong trào, nhiều giá trị văn hóa mới, tiên tiến được chọn lọc, tiếp thu và bồi đắp, trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống xứ Thanh, theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Cũng từ phong trào này, hàng nghìn gương điển hình tiên tiến, tập thể kiểu mẫu trên tất cả các lĩnh vực, đã được nhân dậy và tạo được sức ảnh hưởng tích cực và sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ...
Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 776.759/957.825 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa (đạt tỉ lệ 81%); 3.133/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa (đạt tỉ lệ 71,9%). Cùng với đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến nay, toàn tỉnh có 29/78 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (đạt tỉ lệ 37,2%). Cũng tính đến tháng 8/2020, toàn tỉnh có 2.228/4.412 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cấp huyện (đạt tỷ lệ 50,5%); 754/4.412 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh (đạt tỉ lệ 17,1%).
Cũng theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 42,6% dân số tham gia tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; 29,8% hộ gia đình thể thao; 3.370 câu lạc bộ thể dục, thể thao; 555 sân bóng đá (60m x 90m), 149 nhà tập luyện, 213 bể bơi, 4.289 sân bóng chuyền, 4.644 sân cầu lông, 2.381 bàn bóng bàn, 132 sân quần vợt, 125 sân bóng rổ, 4.046 sân chơi, bãi tập... Các thiết chế văn hóa - thể thao đã và đang thu hút đông đảo người dân tham gia luyện tập, thi đấu. Qua đó, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc và sức khỏe cho Nhân dân.
Tỉnh Thái Bình hiện đang có 90,3% gia đình văn hóa; 93,1% thôn, tổ dân phố, khu phố văn hóa; 73% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 35% số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên... Thái Bình phấn đấu đến năm 2025 có 90% trở lên gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", thôn, tổ dân phố, khu phố đạt danh hiệu "Khu dân cư văn hóa"; 82 % trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; 80% trở lên xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 80 % trở lên phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 100% thôn, tổ dân phố, khu phố hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước; Số người tập thể dục thể thao thường xuyên đến năm 2030 đạt ít nhất 38%.
Nhật Thy