• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bước tiến lớn trong quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội

(Chinhphu.vn) - Vào sáng thứ 2 (ngày 22/3) tới đây, TP. Hà Nội sẽ tổ chức lễ công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) tại các quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử là bước tiến lớn trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị tại Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bền vững.

21/03/2021 08:15

Bản đồ Quy hoạch phân khu 4 quận nội đô lịch sử.

Bảo đảm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển

Trong cuộc họp Thường trực Thành ủy Hà Nội kéo dài đến 20h ngày 25/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với cả 6 đồ án quy hoạch phân khu (1/2.000) nội đô lịch sử bao phủ 4 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) và dự kiến ban hành trong quý I/2021.

Như vậy, theo đúng kế hoạch, Hà Nội sẽ công bố Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử này vào đầu giờ sáng thứ 2 tới (22/3).

Đây là nhiệm vụ cụ thể hóa việc triển khai Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

Để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, đến nay Hà Nội có 30/38 đồ án quy hoạch phân khu thuộc đô thị trung tâm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong 8 đồ án còn lại có 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ diện tích hơn 2.700 ha tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Việc công bố các Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị (nội đô lịch sử) là cơ sở quan trọng để TP. Hà Nội tiến hành công tác đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế, đô thị, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đây cũng là công cụ quản lý đô thị, cơ sở pháp lý để tái thiết đô thị khu vực nội đô lịch sử, bảo đảm mục tiêu vừa bảo tồn, vừa phát triển.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho biết, để đi đến được quyết định quan trọng này, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã xem xét kỹ lưỡng, thận trọng; cụ thể đã chỉ đạo Văn phòng Thành ủy xin ý kiến của các chuyên gia đầu ngành; các bộ, ngành liên quan; Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Thành phố; đánh giá kết quả tiếp thu hoàn thiện các đồ án quy hoạch trên cơ sở ý kiến của các bên liên quan.

Tại cuộc họp này, có 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử bao phủ diện tích hơn 2.700ha tại 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, có ký hiệu là: H1-1 (A, B, C), H1-2, H1-3 và H1-4, tỷ lệ 1/2.000. Dự kiến, dân số quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 là 672.000 người.

Các đồ án này đã được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập; Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định tuân thủ trình tự quy định tại Luật Quy hoạch đô thị, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành cùng các quy định pháp luật có liên quan và Nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt. 

Việc Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thông qua chủ trương phê duyệt 6 đồ án quy hoạch 4 quận nội đô lịch sử là bước tiến lớn về công tác quy hoạch của Hà Nội; cụ thể hóa những định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây là nỗ lực rất lớn của TP. Hà Nội để hoàn thành những đồ án quy hoạch khó và được dư luận cán bộ, nhân dân quan tâm bởi quy hoạch này góp phần để Thủ đô phát triển, phát huy được lợi thế tiềm năng sẵn có, phát triển đô thị theo hướng văn minh và bền vững.

Góp phần giải quyết nhiều thách thức, điểm nghẽn

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử nhằm cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Giai đoạn trước khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được duyệt, việc quản lý quy hoạch xây dựng, đất đai và dự án đều được thực hiện theo quy hoạch chi tiết các quận được Thành phố phê duyệt thời điểm năm 2000.

Việc lập, thẩm định và phê duyệt 6 đồ án quy hoạch phân khu nội đô lịch sử là cần thiết, giúp UBND Thành phố kiểm soát phát triển và quản lý đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương; đồng thời là cơ sở pháp lý quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội Lưu Quang Huy cho biết, trong định hướng Quy hoạch này, khu vực nội đô lịch sử được chia thành 7 tiểu khu để kiểm soát phát triển.

Trong đó, khu vực Hoàn Kiếm (H1A, B, C) thuộc khu vực ký hiệu A3, 4, 5 là khu vực Khu phố Cổ, phố Cũ và Hồ Gươm phụ cận. Khu vực Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa thuộc khu vực ký hiệu A7.

Quy hoạch phân khu nội đô sẽ góp phần để Thủ  đô phát triển, phát triển văn minh theo hướng bền vững. Ảnh VGP

Diện tích đất lập quy hoạch, quy mô dân số:

 

Tổng số

H1-1 (A,B,C)

H1-2

H1-3

H1-4

1. Tổng diện tích đất (ha)

2.709,75

347,45

703,93

994,00

664,37

2. Dân số hiện trạng (theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019) (Người)

887.411

91.219

199.586

371.606

225.000

3. Dân số đến 2030 và 2050 (Người)

672.000

100.000

160.000

255.000

157.000

Theo Quy hoạch phân khu khu vực nội đô lịch sử, tổng diện tích đất được quy hoạch hơn 2.700 ha, dân số hiện trạng theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 là trên 887.000 người, dân số theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 672.000 người.

Ông Lưu Quang Huy cho biết, các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị được tổ chức lập đã tuân thủ trình tự quy định tại Luật Quy hoạch đô thị và Luật số 35/2018/QH14, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành, cùng các quy định pháp luật có liên quan.

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đã được tổ chức lấy ý kiến chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư liên quan và đã được Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu và có văn bản giải trình. Quy hoạch cũng đã tổ chức công khai thông tin lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về những chỉ tiêu quy hoạch vượt/ không đạt so với quy định đối với các đồ án nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế quản lý và tính khả thi khi triển khai.

TP. Hà Nội đã phối hợp với Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc, văn hoá, lịch sử đối với các đồ án liên quan Khu vực Hoàn Kiếm (H1A, B, C) thuộc khu vực ký hiệu A3, 4, 5 là khu vực Khu phố Cổ, phố Cũ và Hồ Gươm phụ cận. Thành phố cũng đã xin ý kiến và đã tiếp thu, hoàn chỉnh theo các ý kiến góp ý của Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tập thể UBND Thành phố, Hội đồng thẩm định Quy hoạch xây dựng Thành phố.

Các đồ án Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử nêu trên đã được hoàn chỉnh và được Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành ủy thông qua.

Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đi vào cuộc sống sẽ giúp Hà Nội giải quyết được những thách thức lớn đang phải đối mặt như giãn dân nội đô; cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ách tắc giao thông… Quy hoạch phân khu nội đô cũng góp phần giải tỏa điểm nghẽn trong công tác quy hoạch của Hà Nội trong suốt 10 năm qua là chưa phê duyệt được các quy hoạch phân khu tại 4 quận nội đô lịch sử. Đây cũng là các bản quy hoạch mang dấu ấn để đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, để Hà Nội phát triển bền vững thời gian tới.

Gia Huy - Minh Anh

* Bài 2: 215.000 người cùng hàng chục cơ quan sẽ được di dời khỏi khu nội đô lịch sử