• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bước tiến mới của vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi

(Chinhphu.vn) - Ngày 1/8, tại họp báo thường kỳ của Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y thông tin các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị xuất khẩu 2 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi sang Philippines.

02/08/2023 16:30
Bước tiến mới của vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi - Ảnh 1.

Vaccine dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco - Ảnh VGP

Trước đó vào tháng 5/2022, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các cơ quan có liên quan và Cục Thú y cấp phép lưu hành, đồng thời chuẩn bị tổ chức lễ công bố sản xuất thành công vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. Sau khi công bố, Bộ NN&PTNT tiếp tục yêu cầu các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương tiếp tục giám sát 600.000 liều đang được sử dụng tại các địa phương.

Đến thời điểm tháng 7/2023, sau 1 năm chỉ đạo giám sát, trên phạm vi cả nước đã sử dụng 650.000 liều vaccine ở 40 tỉnh, thành phố và cho kết quả đạt miễn dịch hơn 95%, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng như quy định của Việt Nam.

Ngày 24/7, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi. Thông tin thêm về văn bản này, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết Bộ NN&PTNT đã cử đoàn chuyên gia sang Cộng hòa Dominicana để chuyển giao kỹ thuật sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi và cho kết quả tốt. Ông Long nhận định đây chính là cơ sở để Bộ NN&PTNT có văn bản đề nghị các địa phương xem xét, sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc.

Ông Long cũng cho biết đoàn chuyên gia của Mỹ sang Việt Nam và đánh giá các nội dung giám sát, khảo nghiệm của Việt Nam phù hợp với quy chuẩn quốc tế. Philippines cũng đã sử dụng vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam với kết quả bảo hộ đạt 100% và đã cho phép nhập khẩu để sử dụng. 

Trong cuộc họp báo định kỳ hằng tháng của Bộ NN&PTNT ngày 1/8, ông Nguyễn Văn Long cũng đã thông tin về tiềm năng thương mại hóa, xuất khẩu vaccine này. 

Theo lãnh đạo Cục Thú y, tiềm năng xuất khẩu vaccine là rất lớn. Dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngay sau khi Bộ NN&PTNT có văn bản về việc sử dụng vaccine dịch tả lợn châu Phi trên toàn quốc, Philippines đã nhập 300.000 liều vaccine của Công ty CP AVAC Việt Nam. Dự kiến từ nay đến tháng 10, Công ty CP AVAC Việt Nam sẽ xuất khẩu 2 triệu liều vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi sang Philippines.

Tuy nhiên ông Long cũng nhấn mạnh về đảm bảo an toàn dịch bệnh, các địa phương cần tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống. Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình dịch bệnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu việc sử dụng vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi tại địa phương; tổ chức lấy mẫu giám sát, đánh giá sau tiêm phòng vaccine.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Công ty cổ phần AVAC Việt Nam trong sử dụng vaccine này theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Các địa phương báo cáo kết quả sử dụng vaccine (nếu có) cũng như kịp thời phản ánh đầy đủ, chính xác những khó khăn, vướng mắc đến Bộ NN&PTNT để phối hợp, xử lý.

Đỗ Hương