• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

CA Hà Nội giải thích việc thu thập thông tin dân cư

(Chinhphu.vn) – Trước ý kiến phản ánh của dư luận cho rằng việc thực hiện thu thập thông tin công dân có dấu hiệu trái luật. Chiều nay (18/10) Công an Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt báo chí để giải thích.

18/10/2013 20:41

Phiếu thu thập thông tin dân cư của CA Hà Nội.

Theo Công an TP Hà Nội, việc cảnh sát khu vực thu thập thông tin dân cư (gồm 32 danh mục) vừa qua được dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định tại Nghị định 90/2010/NĐ-CP; Thông tư 10/2013/TT-BCA; Thông tư 81/2011/TT-BCA.

Đây cũng là bước Công an TP triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) dân cư giai đoạn I trên địa bàn thành phố Hà Nội” và Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 18/10/2011 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư trên địa bàn Hà Nội. Trong Chỉ thị này, UBND TP giao lực lượng công an điều tra thông tin và tạo lập dữ liệu điện tử về dân cư trên địa bàn.

Quá trình thực hiện các nội dung nêu trên, CATP phải in nhiều loại biểu mẫu, lực lượng cảnh sát khu vực phải nhiều lần xuống khu dân cư đề nghị công dân cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, thực tế hàng năm Công an TP phải giải quyết việc cấp mới, cấp đổi hộ chiếu cho khoảng 150.000 lượt người; cấp mới, cấp đổi CMND cho khoảng 350.000 lượt người; làm thủ tục đăng ký thường trú và thay đổi đăng ký thường trú cho khoảng 300.000 trường hợp,… trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính trên, công dân phải kê khai nhiều tờ khai, trong đó có nhiều thông tin trùng lặp.

Xuất phát từ cơ sở pháp lý và thực tế nêu trên, nhằm giảm thiểu phiền hà cho công dân trong thực hiện các thủ tục hành chính,… Công an TP Hà Nội đã nghiên cứu, tích hợp các danh mục thông tin có cùng nội dung tại các biểu mẫu được ban hành theo các văn bản nêu trên để xây dựng “Phiếu thu thập thông tin dân cư”.

Trong phiếu này có 32 danh mục thông tin. Trong đó có 31 danh mục trùng với các danh mục đã được quy định trong các biểu mẫu.

Cũng trong 32 danh mục này, có 1 danh mục (địa chỉ email) và 1 chi tiết (Nhóm máu, thuộc danh mục thông tin số 22 – Đặc điểm cá nhân) không được quy định trong các văn bản nêu trên.

Theo CATP, công dân không bắt buộc phải kê khai 2 thông tin này. Việc thu thập 2 thông tin nêu trên là để CATP phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Bởi thực tế có nhiều vụ tai nạn xảy ra, do không xác định được nhóm máu của nạn nhân nên rất khó khăn cho việc cấp cứu.

Trao đổi với báo chí, CA Hà Nội thừa nhận trong quá trình thực hiện thu thập thông tin dân cư, một số cảnh sát khu vực đã có những thiếu sót.

Cụ thể, một số cảnh sát khu vực đã không trực tiếp gặp công dân để giải thích, thu thập thông tin; không dùng kèm bản hướng dẫn của CATP để công dân nghiên cứu kê khai. Đồng thời, một số cảnh sát khu vực đã giao tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin dân cư cho các hộ công dân tự kê khai, dẫn tới một số công dân không hiểu đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu của việc cung cấp thông tin.

Để khắc phục những thiếu sót nêu trên, CATP đã tổ chức rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc thực hiện của lực lượng cảnh sát khu vực. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu.

Minh Sơn