• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cà Mau: Khởi động phương án xây dựng tượng đài 'Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954'

(Chinhphu.vn) - Chiều 24/8, đoàn công tác do nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương dẫn đầu làm việc với lãnh đạo tỉnh Cà Mau về phương án, xây dựng tượng đài "Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954".

25/08/2022 09:29
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Cà Mau về phương án xây dựng tượng đài 'Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954' - Ảnh 1.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại cuộc làm việc với tỉnh Cà Mau - Ảnh: Trần Nguyên

Cách đây gần 70 năm, ngay sau Hiệp định Genève năm 1954, các chuyến tàu tập kết đã chuyên chở hàng trăm ngàn cán bộ, bộ đội, nhân dân, thiếu nhi miền Nam ra miền Bắc. Đây được xem là cuộc chuyển dịch lực lượng nhằm chuẩn bị nguồn phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kỳ giai đoạn sau.

Tại khu vực Nam Bộ, bến Sông Đốc, một trong những điểm tập kết lớn đã chuyên chở được hơn chục ngàn người tập kết ra Bắc. Trong những chuyến tàu tập kết ấy, có những người sau này trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ...

Để lưu giữ một sự kiện lịch sử, tỉnh Cà Mau có ý tưởng xây dựng công trình tượng đài "Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954" tại cửa sông Ông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời). 

Dự kiến, phần lớn kinh phí xây dựng công trình này sẽ được xã hội hóa và hoàn thành vào năm 2024, nhân kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954-2024).

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Cà Mau về phương án xây dựng tượng đài 'Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954' - Ảnh 2.

1 trong 3 phương án kiến trúc tượng đài đang được lựa chọn xây dựng tại Cà Mau - Ảnh: Trần Nguyên

Tại buổi làm việc, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình hoan nghênh và ủng hộ ý tưởng xây dựng công trình tượng đài của Cà Mau. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn, ông Trương Hòa Bình lưu ý Cà Mau cân nhắc, tính toán thật kỹ về kinh phí đầu tư cho hợp lý.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng cuộc tập kết ra Bắc của cách mạng nước ta vào năm 1954 là cuộc chuyển quân vĩ đại, lớn nhất của dân tộc với hơn 200.000 cán bộ, chiến sĩ cách mạng và học sinh miền Nam. Có 3 địa điểm tập kết ra Bắc lớn nhất vào thời điểm lịch sử năm 1954, gồm tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và điểm thứ 3 tại Sông Đốc - Cà Mau.

"Chúng tôi thu thập tài liệu, tư liệu về cuộc chuyển quân vĩ đại, từ đó hình thành ý tưởng, mong muốn xây dựng tượng đài, phù điêu, nhà trưng bày tại cửa sông Ông Đốc nhằm kỷ niệm, tưởng nhớ một thời điểm lịch sử của cách mạng dân tộc, làm nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ", ông Trương Hòa Bình chia sẻ.

"Với trách nhiệm của mình, sau khi khảo sát thực tế khu vực dự kiến triển khai xây dựng công trình tượng đài 'Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954', Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương sẽ bàn bạc, thống nhất hỗ trợ nhằm tiếp thêm nguồn lực giúp Cà Mau triển khai công trình có ý nghĩa nói trên", nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cho biết Cà Mau mong muốn xây dựng tượng đài kỷ niệm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại Sông Đốc nhưng chưa thực hiện được. Tuy vậy, với sự hỗ trợ của Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương, tỉnh đã tiến hành quy hoạch địa điểm, gắn với đó là hình thành khu vực công viên, bến cảng thủy nội địa nhằm phát triển du lịch, giáo dục truyền thống… Kinh phí xây dựng sẽ từ nguồn xã hội hóa.

Nguyên Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với tỉnh Cà Mau về phương án xây dựng tượng đài 'Chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954' - Ảnh 3.

Phối cảnh tượng đài Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh Miền Nam tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hóa - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Theo chương trình của Ban Liên lạc Học sinh miền Nam Trung ương và tỉnh Thanh Hóa, dự kiến ngày 28/8, tại phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ tổ chức lễ khởi công Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

LS