• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cà Mau: Tìm biện pháp sử dụng đất rừng hiệu quả

Theo kết quả khảo sát mới nhất, tỉnh Cà Mau hiện còn 130.000 ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn và rừng tràm U Minh Hạ, bao gồm đất có cây rừng và đất chưa che phủ kín cây rừng, thường gọi là đất hoang. Sơ bộ khảo sát cho thấy, số đất hoang chưa có cây rừng còn khoảng 20.000 ha.

20/06/2011 14:05
Diện tích đất hoang nói trên không sản xuất bất cứ hình thức nào. Toàn là cỏ, sậy mọc um tùm. Để khắc phục tình trạng đất rừng hoang hóa, mỗi năm chính quyền địa phương tổ chức trồng mới từ 1.500 – 2.000 ha rừng mới. Tuy nhiên, số rừng trồng mới cũng chỉ vừa đủ bù đắp cho số diện tích rừng bị tàn phá. Hiện có hai ý kiến khác nhau để khắc phục tình trạng này. Ý kiến thứ nhất cho rằng nên tổ chức trồng những loại cây có giá trị kinh tế như cây keo lai, cây tràm bông vàng, thậm chí đào mương lên liếp để trồng cây ăn trái trên phần đất chưa có cây rừng, không nhất thiết phải trồng tràm, vì cây tràm hiện nay không có giá trị kinh tế. Ý kiến thứ hai cho rằng, đất rừng tràm thì nhất thiết phải trồng cây tràm, đây không chỉ là giá trị kinh tế mà là giá trị văn hóa, tâm linh của người dân Cà Mau.
Giải pháp được Cà Mau thống nhất là quy hoạch, sắp xếp, cơ cấu lại toàn bộ diện tích rừng. Theo đó, đối với rừng ngập mặn, phải ưu tiên bảo tồn và phát triển rừng phòng hộ ven biển, vì đây là loại rừng có khả năng chống sạt lở hữu hiệu; tổ chức trồng thí nghiệm một số loại cây trên đất rừng ở U Minh Hạ, trong đó chú ý tới những loại cây dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu như cây tràm, keo lai...
Trần Thành Nên