• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cà phê Đắk Hà của Kon Tum nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

(Chinhphu.vn) - Chiều 25/6, UBND huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức lễ đón nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê Đắk Hà.

26/06/2020 12:02

Bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
cà phê Đắk Hà cho huyện Đắk Hà - Ảnh: VGP/Dương Nương

Được mệnh danh là một trong 8 vùng cà phê ngon nhất Việt Nam, đầu năm 2014, sản phẩm cà phê bột Đắk Hà với thương hiệu “Vị đắng Bắc Tây Nguyên” đã chính thức được công nhận đạt chuẩn UTZ Certified. Đây là lần đầu tiên UTZ Certified trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.

Danh tiếng cà phê Đắk Hà còn được giới sành cà phê nhận định với tính chất đặc trưng là hàm lượng cafeine mạnh, vị đậm, ít chua. Sự nguyên chất, thuần khiết đã làm nên tên tuổi, dấu ấn của cà phê Đắk Hà trên thị trường. Những năm gần đây, một số sản phẩm cà phê của huyện Đắk Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Thuỵ Sĩ…

Dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý Đắk Hà cho sản phẩm cà phê huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum nằm trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2017-2020. Qua 3 năm tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết nghiên cứu, hoàn thiện các thủ tục, đến nay đã hoàn thành các nội dung về xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý Đắk Hà cho sản phẩm cà phê và xây dựng các công cụ phục vụ công tác quản lý chỉ dẫn địa lý.

Theo Quyết định số 6221/QĐ-SHTT, tên gọi mang chỉ dẫn địa lý là Đắk Hà đối với sản phẩm cà phê. UBND huyện Đắk Hà là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Đắk Hà được bảo hộ gồm cà phê nhân và các dạng sản phẩm chế biến như cà phê hạt rang, cà phê bột và cà phê phin, bảo đảm yêu cầu chất lượng và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia.

Vùng chỉ dẫn địa lý cà phê Đắk Hà nằm ở độ cao 523-875 m so với mặt nước biển, gồm 11 xã, thị trấn: Đắk Mar, Ngọk Wang, Hà Mòn, Đắk Ui, Đắk La, Đắk Long, Đắk Psi, Đắk Ngọk, Ngọk Réo, Đắk Hring và thị trấn Đắk Hà, thuộc huyện Đắk Hà với tổng diện tích trên 9.000 ha.

Đắk Hà là địa phương có diện tích sản xuất cà phê lớn nhất của tỉnh Kon Tum, là cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân nơi đây. Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển, sản xuất cà phê theo hướng bền vững.

Bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho rằng việc sản phẩm cà phê Đắk Hà được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vinh dự, đồng thời gắn liền với trách nhiệm gìn giữ, quảng bá danh tiếng, chất lượng sản phẩm của các cấp chính quyền, các nhà quản lý và người dân trên địa bàn huyện.

Do vậy, thời gian tới, các cấp, các ngành của tỉnh và huyện Đắk Hà tiếp tục chủ động, sáng tạo, tập trung củng cố và nâng cao hoạt động quản lý ngành cà phê, tổ chức phát huy chuỗi các giá trị liên kết sản xuất, tích cực hỗ trợ nguồn lực để ngành cà phê vượt qua khó khăn, giữ vững thương hiệu cà phê Đắk Hà gắn liền với chỉ dẫn địa lý Đắk Hà.

Dương Nương