• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các bộ, ngành còn nợ 79 văn bản quy phạm pháp luật

(Chinhphu.vn) – Công tác soạn thảo các dự án luật, ban hành các văn bản quy định chi tiết vẫn còn một số hạn chế như việc đề nghị lùi thời hạn trình dự án luật, pháp lệnh còn tương đối nhiều, mức độ chuẩn bị một số dự án phải trình Chính phủ trong quý còn nhiều hạn chế.

25/03/2015 17:50
Ảnh: VGP/Lê Sơn
Đây là nội dung cuộc họp do Bộ Tư pháp chủ trì về công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ về quy định chi tiết trong quý I/2015 và nhiệm vụ quý II/2015, chiều 25/3.

Theo ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp): Việc ban hành văn bản quy định chi tiết còn chậm, nhất là với Thông tư, thông tư liên tịch. Số lượng văn bản nợ đọng hiện nay còn rất lớn, với 79 văn bản (tăng 9 văn bản so với cùng kỳ và tăng 61 văn bản so với năm 2014).

Đáng nói là có đến 61 văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực từ 1/7/2015 mà các bộ, ngành phải nỗ lực, tập trung thực hiện.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, nguyên nhân chủ yếu là một số bộ phải xây dựng, ban hành nhiều văn bản, một số văn bản quy định những vấn đề khó, phức tạp, các bộ và cơ quan ngang bộ phải tập trung chỉ đạo, giải quyết những vấn đề bức xúc về KT-XH nên chưa tập trung, ưu tiên thời gian, nguồn lực cho công tác xây dựng, ban hành văn bản.

Trong khi đó, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết trong quý II/2015 của các bộ, ngành là rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (VPCP) Nguyễn Phước Thọ bày tỏ: Sau khi Chính phủ cho ý kiến đối với dự thảo, việc tiếp thu và chỉnh lý của các bộ, ngành rất chậm, cả tháng mới hoàn thiện xong. Ông Thọ cho rằng, cần thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân của việc phát sinh nợ đọng văn bản quy phạm từ đâu, chứ không chỉ nói đến nguyên nhân khách quan mà không nhìn nhận chủ quan của chính bộ, ngành đó.

Theo ông Thọ, có tâm lý của một số bộ, ngành là giãn tiến độ quá trình xây dựng văn bản quy định chi tiết. Do đó, chỉ đến khi phát sinh nợ đọng mới thực sự tập trung vào cuộc mà chưa chủ động ngay từ đầu. Vấn đề cấp bách hiện nay của các bộ, ngành là tìm rõ nguyên nhân và có giải pháp phù hợp đối với vấn đề này, nhất là sớm hoàn thành việc ban hành 58 thông tư đang còn nợ đọng hiện nay.

Phó Chủ nhiệm VPCP Kiều Đình Thụ nhấn mạnh, các bộ, ngành phải chủ động huy động nguồn lực, tập trung xây dựng Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật.  

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng đề nghị, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn, tổ chức pháp chế các bộ, ngành với Bộ Tư pháp và VPCP giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết. Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội rất quan tâm đến hoàn thiện thể chế và việc “nợ đọng” văn bản, do vậy các bộ, ngành cần hết sức lưu ý để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện để bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh.

Lê Sơn