Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ngay trong sáng nay (25/12), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã vào Sóc Trăng chỉ đạo công tác phòng tránh bão. Ảnh: VGP |
Căn cứ tình hình thực tế, chủ động phối hợp địa phương có thể bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng ứng phó và cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân; trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ phải chặt chẽ, chấp hành nghiêm kỷ luật và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Triển khai tích cực các biện pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bộ đội, nhân dân, vũ khí trang bị, phương tiện ở khu vực quần đảo Trường Sa và các nhà giàn; duy trì lực lượng, phương tiện chủ động tham gia cứu hộ, cứu nạn trên biển khi có yêu cầu.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tiếp tục chỉ đạo công tác kêu gọi tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển; cương quyết chấp hành lệnh cấm biển, không để tàu, thuyền ra khơi, giữ vững thông tin, liên lạc, sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra.
Sau bão chủ động huy động lực lượng, phương tiện giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, tìm kiếm cứu nạn; cứu chữa người bị thương; vận chuyển, cung cấp nước uống, lương thực hàng hóa thiết yếu không để người dân bị đói, rét, thiếu nước uống; sửa chữa nhà cửa, trường học; vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục cơ sở hạ tầng, ổn định đời sống và sản xuất.
Chiều 24/12, Bộ Công an đã có Công điện số 22 gửi các đơn vị trực thuộc các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, yêu cầu chủ động ứng phó với các tình huống của bão và mưa, lũ…
Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 1985/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tại nơi neo đậu, tránh trú của tàu thuyền; sơ tán người dân tại các khu vực không đảm bảo an toàn. Thực hiện nghiêm túc lệnh cấm biển của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ động phối hợp cùng cơ quan chức năng triển khai phương án sơ tán nhân dân tại các khu vực nguy hiểm.
Bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. Nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn. Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, doanh trại, các cơ sở giam giữ; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm… do lực lượng Công an canh gác, bảo vệ.
Chủ động triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của Công an các đơn vị, địa phương để tránh thiệt hại do mưa, lũ gây ra. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả.
Bộ trưởng Bộ TT&TT gửi công điện khẩn yêu cầu Sở TT&TT các tỉnh/thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang; các doanh nghiệp VNPT, Viettel, MobiFone, VNPost, Vishipel… sẵn sàng phó bão số 16.
Theo đó, Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử và Sở TTT&TT các tỉnh/thành phố vùng có thể chịu ảnh hưởng bão chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương tăng cường tần suất, thời lượng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo, chỉ đạo ứng phó với bão và các tình huống bất thường để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân lưu ý, theo dõi, cập nhật thường xuyên.
Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và các Sở TT&TT triển khai ngay phương án phòng, chống và phương án ứng cứu thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan Đảng, chính quyền địa phương các cấp…
Cục Bưu điện Trung ương sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel) và các đơn vị khác trong ngành bảo đảm thông tin liên lạc an toàn tuyệt đối phục vụ công tác ứng phó bão của Trung ương và chính quyền địa phương…
Ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi công điện tới các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, các trường và các đơn vị trực thuộc Bộ tại các tỉnh/thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai về việc phòng chống cơn bão số 16.
Theo đó, yêu cầu các đơn vị thông tin kịp thời, đầy đủ đến lãnh đạo các trường, giáo viên, học sinh, nhất là vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Thực hiện các phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất các công trình trường, lớp học. Ở những nơi có nguy cơ ngập lụt, cần di dời máy móc, trang thiết bị dạy học, tài liệu thư viện lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để đảm bảo an toàn tài sản.
Căn cứ tình hình thực tế, Sở GD&DT các tỉnh cho học sinh nghỉ học 2 ngày 25 - 26/12…
Có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, kịp thời vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp phục vụ công tác dạy và học sau bão…
Nguyễn Văn