• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các địa phương gồng mình ứng phó mưa lũ

(Chinhphu.vn) – Đêm qua (1/8) và sáng nay (2/8), mưa lớn tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở Bắc Bộ. Chính quyền và nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng đang dốc sức ứng phó với thiên tai.

02/08/2015 16:35

Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra điểm ngập lụt trên tỉnh lộ 326 sảng 2/8.Ảnh: Báo Quảng Ninh

Tại Quảng Ninh, sáng 2/8, lãnh đạo tỉnh đã kiểm tra, trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục sự cố ngập lụt, sạt lở trên các tuyến tỉnh lộ 326, 328 và tuyến tránh Cửa Ông trên quốc lộ 18.

Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Sở GTVTi khẩn trương huy động nhà thầu đắp đá gia cố mái taluy và đắp đất đá tại những điểm sạt lở trên tuyến tỉnh lộ 328 qua Hoàng Bồ để đảm bảo an toàn.

Đối với sạt lở taluy tuyến tránh Cửa Ông (QL18), lãnh đạo tỉnh yêu cầu Sở GTVT chỉ đạo nhà thầu có giải pháp khắc phục ngay sạt lở taluy âm (đoạn khu vực hồ Baza, phường Cửa Ông) tránh nước tiếp tục gây xói lở. Các điểm sạt mái taluy dương, ngay khi dọn xong đất đá sạt trượt, phải bố trí thiết bị, nhân lực trực 24/24h để khắc phục ngay nếu sạt lở tiếp tục xảy ra.

Công nhân Công ty Môi trường đô thị và Xây dựng Điện Biên dọn vệ sinh trên đường Võ Nguyên Giáp TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Báo Điện Biên Phủ

Những đợt mưa kéo dài đêm 1/8 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã bị ngập úng cục bộ. Sáng nay (2/8), sau khi nước rút, Công ty Môi trường đô thị và Xây dựng Điện Biên đã tổ chức cho công nhân dọn vệ sinh, thu gom rác thải, bùn, đất và rửa đường.

Mưa lớn từ đêm 1/8 đến sáng 2/8 khiến nhiều tuyến phố ở TP Hải Dương bị ngập úng. Do nước ngập sâu nên nhiều phương tiện bị chết máy, di chuyển khó khăn.

Trước tình hình mưa, lũ tiếp tục diễn biến phức tạp, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã đi kiểm tra công tác phòng chống úng tại huyện Kiến Xương, Tiền Hải.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo huyện Tiền Hải tập trung giải phóng dòng chảy đề phòng ngập úng cục bộ; phân công lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các trạm bơm, cống tiêu; khẩn trương tiêu thoát nước.

Tại Cao Bằng, mưa đã làm 7 nhà dân ở xã Đa Thông (Thông Nông) bị ngập nước dưới 0,2 m. Một số điểm giao thông nông thôn bị ngập cục bộ.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã phát cảnh báo tình hình thời tiết nguy hiểm và chỉ đạo các địa phương theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó và công tác trực ban phòng, chống, đồng thời triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả.

Mưa lớn gây ngập úng nhiều tuyến đường ở TP Hải Dương sáng 2/8.

Tại Bắc Giang, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã phát lệnh báo động số I trên sông Thương, yêu cầu hạt quản lý đê TP Bắc Giang, huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên cử lực lượng thường xuyên tuần tra, canh gác trên các tuyến đê, kịp thời phát hiện sự cố và sẵn sàng phương án xử lý ngay.

Sở NN&PTNT đề nghị các huyện, thành phố chủ động tiêu nước đệm, kênh mương nội đồng; khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, khơi thông dòng chảy, kịp thời tiêu úng; có phương án chuẩn bị giống dự phòng để nhanh chóng khôi phục sản xuất do ngập úng.

Tại Bắc Kạn, lực lượng công an, quân đội, đội thanh niên xung kích huyện Pắc Nặm được yêu cầu bảo đảm đủ quân số sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xấu do mưa lũ gây ra. Theo đó, chuẩn bị phương tiện sẵn sàng ứng cứu; kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống, có phương án xử lý những điểm phát sinh nguy cơ gây thiệt hại; cắm biển cảnh báo, cử người hướng dẫn phương tiện, người tham gia giao thông đối với các đoạn đường, ngầm tràn, bờ sông có nguy cơ sạt lở hoặc nước chảy siết để chủ động phòng tránh, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Mưa to kéo dài (từ ngày 31/7 đến đêm 1/8), gây sạt lở đất ở một số xã của huyện Bắc Hà và Sa Pa (tỉnh Lào Cai).

Đêm 1/8, tại huyện Sa Pa (Lào cai), đất sạt lở vào nhà 1 hộ dân ở xã Trung Chải, làm ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 2 người bị thương. Còn vào khoảng 9 giờ 30 phút sáng nay (2/8), do mưa lớn gây lở đất khiến 2 người đi trên xe máy bị thương.

Dự báo, đêm nay (2/8), trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Vì vậy, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã chỉ đạo 2 huyện nói trên tổ chức di dời khẩn cấp 36 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất ở địa bàn 6 xã. Đến sáng nay (2/8), việc di dời đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Để chủ động ứng phó nhằm giảm nhẹ thiệt hại do mưa, lũ, sạt lở đất gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai & TKCN tỉnh; BCH Quân sự tỉnh, Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành tỉnh; Ban QLDA Nhà máy Thủy điện Sơn La, Công ty Thủy điện Bản Chát thực hiện hiện trực ban nghiêm túc; theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ trên địa bàn, bằng mọi biện pháp cảnh báo thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân để chủ động phòng, tránh.

Các cơ quan, đơn vị sẵn sàng triển khai sơ tán dân ở những khu vực thấp, trũng, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang kiểm tra thực tế tại khu vực Nhà máy thủy điện Thuận Hòa. Ảnh: Báo Hà Giang

Mưa lớn kéo dài đã khiến mực nước lòng hồ tại 2 Nhà máy Thủy điện Thuận Hòa và Nhà máy Thủy điện Sông Miện 5 (Hà Giang) đang có xu hướng dâng cao.

Trước tình hình đó, sáng nay (2/8), sau khi kiểm tra thực tế mức nước lòng hồ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh yêu cầu các nhà máy thủy điện cần phải thường xuyên theo dõi thông tin về dự báo thời tiết, nắm bắt tình hình để chủ động trong việc điều chỉnh mực nước phù hợp nhằm bảo đảm an toàn về người và tài sản của nhà máy cũng như của nhân dân xung quanh khu vực lòng hồ, khu vực hạ lưu.

 BT