• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các địa phương phòng trừ sâu bệnh hại lúa

(Chinhphu.vn) – Hiện nay, tình hình dịch hại gây bệnh trên lúa đang diễn ra tại các địa phương như: Bình Định, Đồng Tháp, Hậu Giang…

30/07/2012 17:57

Phun trừ sâu bệnh hại lúa.

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định, đã có 106 ha lúa vụ Thu giai đoạn trổ đòng bị rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại, mật độ rầy trung bình từ 1.000-2.000 con/m², có nơi cao lên tới trên 3.000 con/m². Các địa phương có diện tích lúa bị nhiễm rầy lớn gồm: thị xã An Nhơn 52 ha, Tuy Phước 46,5 ha, Tây Sơn 3 ha, Hoài Ân 2,6 ha, Phù Cát 1,5 ha, Hoài Nhơn 0,5 ha.

Theo dự báo của ngành chức năng, từ ngày 4 đến ngày 15/8 tới, một lứa rầy nâu, rầy lưng trắng mới sẽ tiếp tục bùng phát gây hại mạnh trên lúa Thu giai đoạn trổ đến chắc xanh trên chân lúa 2 vụ…

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và bà con nông dân triển khai kịp thời các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại lúa vụ Thu.

Đến nửa đầu tháng 7, toàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống được 66.535 ha lúa Thu Đông, đạt 75% kế hoạch năm, trong đó có trên 5.000 ha giai đoạn trổ. Được biết, các khu vực xuống giống lúa Thu Đông đều chú trọng chuẩn bị đê bao chống lũ và khâu bơm chống úng.

Hiện nay, trà lúa Thu Đông xuống giống từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 đã xuất hiện bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá với tỷ lệ phổ biến 5-10%, nơi cao 15-20% do bị rầy di trú từ những diện tích lúa Hè Thu nhiễm bệnh và bệnh tiếp tục thể hiện triệu chứng, nên diện tích và mức nhiễm còn gia tăng trong thời gian tới.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích lúa bị nhiễm các loài dịch hại là 2.573 ha, tăng 1.027 ha so với tuần trước. Trong đó, có 1.067 ha bị rầy nâu tấn công, tăng 568 ha so với tuần trước; 380 ha bị bệnh lem lép hạt, tăng 133ha. Có trên 464ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn lá. Khoảng 161ha bị sâu cuốn lá gây hại, tăng 42ha.

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang đề nghị, đối với diện tích lúa Thu Đông chưa xuống giống, bà con nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ để hạn chế rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Cần vệ sinh đồng ruộng, đảm bảo thời gian cách ly để tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ và ngộ độc phèn. Khi phát hiện rầy nâu trên ruộng lúa, nông dân có thể áp dụng một số biện pháp để phòng trị …

Thanh Châu