• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ

(Chinhphu.vn) – Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xem xét việc xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu khí thải để kiểm soát nguồn phát sinh khí thải. Khi đó, các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ, tích hợp dữ liệu vào hệ thống quốc gia và công khai thông tin.

27/04/2025 17:20
Các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ- Ảnh 1.

Nghiên cứu xây dựng quy chuẩn khí thải cụ thể cho xe ô tô, xe gắn máy

Siết chặt tiêu chuẩn khí thải trong giao thông

Thống kê cho thấy, năm 2022, TP. Hà Nội có 8,4 triệu dân, hơn 6 triệu xe mô tô, 686.755 xe ô tô và gần 2.000 cơ sở sản xuất có phát sinh khí thải. TPHCM có gần 9 triệu dân, hơn 7,3 triệu xe máy, 637.323 ô tô và 2.708 nhà máy phát sinh khí thải.

Theo PGS.TS Hồ Quốc Bằng, ĐH Quốc gia TPHCM: "Đối với giao thông đường bộ, xe máy được xác định là nguồn phát thải chủ yếu đối với hầu hết các chất ô nhiễm".

PGS.TS Hồ Quốc Bằng phân tích, tại Thủ đô Hà Nội, nguồn giao thông là nguồn phát thải lớn nhất, đóng góp 87%, 92%, 57%, 86%, 96% and 74% lần lượt các chất NOx, CO, SO2. Trong đó, các chất phát thải từ xe máy luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Tình trạng này tương tự như ở TPHCM, khi xe máy là nguồn phát thải chủ yếu, đóng góp 97,8% CO, 42,9% NMVOC, 71,8% CH₄, 37,7% SO₂, 69,2% NOx và 18% PM2.5.

Phó Cục trưởng Cục Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) Lê Hoài Nam cho biết, đơn vị đang tích cực rà soát và tham mưu xây dựng các chính sách mang tính chiến lược, lâu dài, như triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh đã được phê duyệt.

Xây dựng, thiết lập mạng lưới các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục đủ lớn, đảm bảo cho việc quan trắc, thu nhận, truyền dẫn số liệu giúp các cơ quan quản lý có thể theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo được xu thế, diễn biến chất lượng môi trường không khí.

Trước mắt, đối với tình trạng ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông, ông Nam thông tin: "Tiêu chuẩn khí thải trong giao thông đang được siết chặt. Cục đang xem xét xây dựng quy chuẩn khí thải cụ thể cho xe ô tô, xe gắn máy. Cùng với đó, thiết lập các khu vực hạn chế xe cá nhân trong giờ cao điểm, nhất là tại các khu vực đông dân cư và trung tâm thành phố, cũng là phương pháp quan trọng nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm".

Vận hành hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu khí thải

Để đảm bảo tính hiệu quả cho các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cần một kế hoạch lâu dài. Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường, kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 được xây dựng nhằm kiểm soát các nguồn phát thải khí gây ô nhiễm, giám sát và dự báo chất lượng không khí, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xanh, bền vững.

Đặc biệt, kế hoạch tập trung vào việc cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM, nơi mức độ ô nhiễm đang ở mức cao và có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Từ đó nâng cao hiệu lực quản lý chất lượng không khí tại Việt Nam.

Dự thảo kế hoạch gồm 9 nhóm giải pháp cụ thể liên quan đến năng lượng, giao thông, nguồn thải và hoạt động xây dựng.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xem xét việc xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu khí thải để kiểm soát nguồn phát sinh khí thải. Khi đó, các địa phương sẽ phải thực hiện kiểm kê khí thải định kỳ, tích hợp dữ liệu vào hệ thống quốc gia và công khai thông tin.

Các công nghệ hiện đại như AI, Big Data dự kiến sẽ đưa vào phân tích, cảnh báo và dự báo ô nhiễm không khí. Dự thảo cũng đề cập về thiết lập hệ thống ứng phó sự cố ô nhiễm và xây dựng tiêu chí "Nhãn Sinh thái" cho giao thông thân thiện môi trường.

Cục Môi trường cũng đang xây dựng lộ trình kiểm soát chất lượng nhiên liệu phù hợp quy chuẩn quốc gia, để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trước tháng 9/2025. Đồng thời, hoàn thiện nghị định xử phạt vi phạm môi trường và ban hành tiêu chuẩn khí thải địa phương cho phương tiện đang lưu hành. Các hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê phát thải và chính sách ưu đãi cho phương tiện xanh, dịch vụ xe điện đang được nghiên cứu và phát triển.

Về hệ thống giao thông xanh và giảm phát thải, dự thảo bao gồm kế hoạch phát triển giao thông công cộng, hỗ trợ chuyển đổi sang phương tiện xanh và xây dựng hạ tầng bền vững. Trong đó, sẽ tập trung xây dựng nhiều chính sách và mô hình thí điểm như thiết lập vùng phát thải thấp tại Hà Nội; hỗ trợ đổi xe máy cũ sang xe điện; trợ giá cho học sinh – sinh viên sử dụng giao thông công cộng,..

Liên quan đến vấn đề phát tán bụi trong không khí, Cục Môi trường cho biết sẽ hạn chế hoạt động phá dỡ, xây dựng công trường vào khung giờ ô nhiễm cao, tăng cường vệ sinh môi trường đô thị, cũng như tái chế chất thải xây dựng và che phủ bề mặt đất trống.

Các tòa nhà công cộng như bệnh viện, trường học dự kiến sẽ thí điểm công nghệ lọc không khí phù hợp.

Để giám sát hoạt động đốt phụ phẩm, Cục Môi trường sẽ áp dụng các biện pháp như ứng dụng vệ tinh, camera, mạng xã hội. Bên cạnh đó, đầu tư hạ tầng thu gom và tái chế tại chỗ nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Chúng tôi cũng đang xem xét thí điểm cấm đốt vàng mã và xây dựng kế hoạch chấm dứt tập tục này tại các cơ sở tâm linh.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đang tích cực tham gia các liên minh khu vực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trao đổi kinh nghiệm trong công tác kiểm soát ô nhiễm. Cùng với đó, truyền thông cộng đồng để nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ chất lượng không khí.

Thu Cúc