• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các doanh nghiệp hiện chỉ kinh doanh 2 sản phẩm xăng

(Chinhphu.vn) - Thực hiện các chủ trương của Chính phủ, đến nay, 100% các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam chỉ kinh doanh 2 sản phẩm xăng là xăng sinh học E5 RON92 và xăng khoáng RON95.

29/06/2023 14:36
Diễn đàn khử carbon châu Á: Nhiên liệu sinh học Việt Nam 2023 - Ảnh 1.

Quang cảnh diễn đàn - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Ngày 29/6, tại Đà Nẵng, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và Hội đồng Hạt ngũ cốc Hoa Kỳ (U.S Grains Council) tổ chức Diễn đàn khử carbon châu Á: Nhiên liệu sinh học Việt Nam 2023.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết, nhiên liệu sinh học đã được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều quốc gia phát triển khác từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

Hiện nay, một số nước đã bắt buộc sử dụng xăng sinh học, như Australia, New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil… Ngay tại khu vực Đông Nam Á, Philippines, Thái Lan là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng xăng sinh học từ hơn 15 năm nay.

Ở Việt Nam, với mục tiêu là phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều đề án, quyết định về phát triển nhiên liệu sinh học, tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống…

Thực hiện các chủ trương của Chính phủ, đến nay, 100% các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam chỉ kinh doanh 2 sản phẩm xăng là xăng sinh học E5 RON92 và xăng khoáng RON95.

Diễn đàn khử carbon châu Á: Nhiên liệu sinh học Việt Nam 2023 - Ảnh 2.

Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Thông tin tại Diễn đàn, ông Ralph Bean, Tham tán nông nghiệp (Phòng Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cho biết, Việt Nam là thị trường đang có sự phát triển lớn. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu về nông nghiệp của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã đạt vượt mốc 10 tỷ USD.

"Diễn đàn hôm nay là dịp để thảo luận tăng cường việc phát triển nhiên liệu ethanol, đáp ứng nhu cầu năng lượng, từ đó đáp ứng sự phát triển và phát triển bền vững", ông Ralph Bean nói và cho biết, biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nhiên liệu sinh học giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ ký tháng 10/2020 đã đặt nền tảng cho hợp tác và nguồn lực kỹ thuật thúc đẩy phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học của Việt Nam, góp phần đáp ứng các mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Theo ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Diễn đàn được tổ chức trong thời điểm hiện tại rất có ý nghĩa, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết cam kết Net Zero vào năm 2050 tại COP26. Thời gian để Việt Nam thực hiện các cam kết không còn nhiều, vì vậy, diễn đàn hôm nay sẽ hữu ích cho quá trình tái khởi động lại việc phát triển mạnh nhiên liệu sinh học Việt Nam.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung trao đổi về xu hướng và chính sách phát triển nhiên liệu sinh học trong khu vực và trên toàn cầu; sự tương thích đối với các phương tiện vận tải và nhận thức người tiêu dùng; vai trò của nhiên liệu sinh học trong tiến trình chuyển đổi nhiên liệu xanh; cơ hội cho nhiên liệu sinh học trong những lĩnh vực mới và các giá trị gia tăng khác cho Việt Nam.

Theo Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học Việt Nam, Việt Nam đã áp dụng chương trình pha trộn nhiên liệu sinh học vào xăng với tỉ lệ 5% (E5) kể từ năm 2010. Điều này đã giúp giảm lượng khí thải và tăng cường sự bền vững trong ngành năng lượng. Xăng E5 đã được phân phối rộng rãi trên toàn quốc, nhưng tình trạng tiêu thụ chưa đạt được mức kỳ vọng.

Những thách thức mà các đơn vị sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam đang gặp phải là rất nhiều. Trong đó, nguyên nhân chính là người tiêu dùng còn lo ngại về chất lượng và hiệu suất của xăng sinh học so với xăng thông thường; người tiêu dùng còn thiếu thông tin và kiến thức về lợi ích của nhiên liệu sinh học và xăng sinh học; số lượng sử dụng xăng sinh học và nhiên liệu cho xăng sinh học (cồn khan) quá thấp, gây khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa (đầu ra khó khăn); không có nguồn nguyên liệu chủ động cho sản xuất.

Lưu Hương