• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các đối tác phát triển đồng hành cùng Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26

(Chinhphu.vn) - Với phương châm “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà mong muốn các nước, các tổ chức trong và ngoài nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp sẽ tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác, chung tay cùng Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam, cũng như các nội dung Việt Nam cam kết tại COP26.

08/12/2021 16:28

Các đối tác phát triển họp với Bộ TN&MT
Tại hội thảo công bố kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP26) tổ chức chiều 7/12, nhiều đối tác phát triển đã cam kết đồng hành cùng Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu ứng phó với BĐKH.

Đánh giá cao sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, COP26 đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của các quốc gia trên thế giới trước những vấn đề toàn cầu, từ dịch bệnh, thích ứng với BĐKH, ứng xử với thiên nhiên… Do đó, “muốn đi xa phải đi cùng nhau”, Bộ trưởng mong muốn các nước, các tổ chức trong và ngoài nước, cùng cộng đồng doanh nghiệp sẽ tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác, chung tay cùng Việt Nam ứng phó với BĐKH, nhằm thực hiện NDC của Việt Nam, cũng như các nội dung Việt Nam cam kết tại COP26.

Chia sẻ tại hội thảo, Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward thông tin, tại COP26 đã có 196 quốc gia đồng ý với Gói thỏa thuận khí hậu Glasgow - hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C; đồng ý với quy tắc minh bạch về giảm phát thải, tiêu chuẩn giao dịch carbon (Bộ quy tắc về Thỏa thuận khí hậu Paris). Cam kết giảm dần than và chuyển đổi công bằng cho các nước đang phát triển, tăng tài chính xanh lên mức 100 tỷ USD/năm vào năm 2023.

Tin tưởng vào vai trò lãnh đạo và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại hội nghị, cũng như các chính sách để thích ứng với BĐKH trong thời gian vừa qua, ông Gareth Ward cho biết: “Việc Việt Nam công bố mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đã thể hiện một cách ấn tượng vai trò lãnh đạo về khí hậu của quốc gia, đồng thời gửi thông điệp quan trọng tới cộng đồng quốc tế về hướng phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam”.

Đại sứ Anh tại Việt Nam khẳng định, trong tương lai, Anh cùng các đối tác phát triển cam kết thúc đẩy và hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu mới thông qua tăng cường những đề xuất về hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. “Chúng tôi muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tìm ra phương thức kết hợp phù hợp giữa tăng cường đầu tư công, huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi để giảm chi phí cho quốc gia và đưa ra những biện pháp quản lý thích hợp, giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với những khoản đầu tư xanh trong 20 năm tới”.

Bày tỏ ấn tượng về cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao tham vọng và tham gia các nỗ lực toàn cầu để chống lại BĐKH, bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, để đạt được những kỳ vọng tại COP26, Việt Nam cần phải điều chỉnh các quy hoạch về phát triển năng lượng, tài nguyên, đưa ra các văn bản, kế hoạch chiến lược phát triển dài hạn.

“Mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng, nhưng có thể đạt được với sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ. UNDP cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các đối tác phát triển để hiện thực hóa các tham vọng mới này. Điều này sẽ được bổ sung bằng cách đơn giản hóa các quy định để cho phép khu vực doanh nghiệp đóng góp vào quá trình phục hồi kinh tế xanh với con người là trung tâm”, bà Caitlin Wiesen cho biết.

Cam kết đồng hành với Việt Nam, Công sứ Okabe Dasuke của Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, các giải pháp ứng phó với BĐKH của Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ trên cơ sở Hội nghị COP26 vào tháng 11 và Hội nghị Thượng đỉnh Nhật Bản-Việt Nam vừa qua.

Công sứ Okabe Dasuke cho biết thêm, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Việt Nam Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản Yamaguchi đã thống nhất ký kết bản thỏa thuận hợp tác mới giữa hai Bộ. Đó là Kế hoạch hành động chung về KĐKH nhằm hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050. Do đó, Nhật Bản đã khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho mục tiêu trung hòa carbon và chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.

Tại hội thảo, đại diện của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, ADB đã cam kết cung cấp 100 tỷ USD tài trợ khí hậu cho các nước đang phát triển từ năm 2019-2030, nhằm điều chỉnh hoàn toàn các cam kết với Thỏa thuận Paris, đồng thời, tăng quy mô đầu tư vào thích ứng và chống chịu với mức tích lũy tài trợ 9 tỷ USD từ năm 2019-2024, bao gồm lồng ghép khí hậu và khả năng chống chịu thiên tai. Do đó, ADB cam kết hỗ trợ Việt Nam cũng như các nước thành viên đang phát triển khác bằng kiến thức, chuyên môn và nguồn lực tốt nhất trong việc đáp ứng và nâng cao các mục tiêu thích ứng BĐKH.

Thu Cúc