• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

HNP - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 16, 88 của Chính phủ về tăng cường đẩy mạnh triển khai các giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP đã có chuyển biến tích cực, số tai nạn giao thông giảm, tình hình ùn tắc giao thông được cải thiện.

01/01/2012 21:06
Hà Nội triển khai Lễ ra quân năm 2011


Hiện nay, kết cấu hạ tầng GTVT còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh về hạ tầng GTVT. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá thiếu (hiện tại chỉ chiếm khoảng 7-8% đất xây dựng đô thị), trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại là từ 20-26% (theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020, chỉ tiêu này là 20-25%). Bên cạnh đó, phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, góp phần ùn tắc giao thông; hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng và chất lượng dịch vụ chưa cao, phân bố không đều và hợp lý (mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu giao thông tĩnh). Hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển (chỉ có loại hình xe buýt mới đáp ứng được 8% nhu cầu đi lại). Việc phát triển đô thị chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng GTVT, nhiều khu vực xây dựng thêm nhiều chung cư nhưng mạng lưới đường không phát triển tăng thêm. Tổng chiều dài hệ thống giao thông nông thôn và nội đồng trên địa bàn TP Hà Nội là 12.946,5km; tuy nhiên, còn lại 4.903,4km đường đất và đường cấp phối chưa cứng hóa…

Xuất phát từ thực trạng đó, trong năm qua, UBND Thành phố Hà Nội thực hiện chỉ đạo và phối hợp: Ban hành trên 40 văn bản về công tác xử lý, giải tỏa ùn tắc, an toàn giao thông. Đồng thời, công tác tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông được UBND TP đẩy mạnh với việc tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, nếp sống văn hóa giao thông cho cán bộ, công nhân, viên chức các Ban Đảng, Chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể từ quận, huyện cho đến thị trấn, các lực lượng vũ trang, doanh nghiệp…

Về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đã hoàn thiện các đề án: Phát triển vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Nghiên cứu sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020 trình UBND TP ban hành. Tiếp tục tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2050; đề án quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2030.

Về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: Giai đoạn 2009-2011, cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng 10 công trình: cầu Sơn Đồng, cầu Vãng, đường 32 (Nhổn-Sơn Tây), cầu Đen, cầu Đồng Dài, cầu Văn Phương, đường tỉnh 429, đường Lê Trọng Tấn, đường Phúc La-Văn Phú, đường trục phía Bắc Hà Đông. Hiện đang triển khai thi công 31 dự án, bao gồm: đường 35, đường Văn Cao - Hồ Tây, đường Cát Linh - La Thành -Yên Lãng (đoạn La Thành - Thái Hà - Láng), đường Liễu Giai - Núi Trúc, đường quốc lộ 5 đi Hapro…Về công tác quản lý, duy tu, duy trì, chỉnh trang đô thị, chỉ đạo Sở GTVT và các đơn vị quản lý cầu, đường tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông trên hệ thống đường, cầu, hầm trên địa bàn được giao quản lý, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân…

Về công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đã cải tạo, lắp đặt mới, điều chỉnh đèn tín hiệu để tổ chức giao thông các nút, như: Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh - Phạm Văn Đồng; Kim Mã - Liễu Giai; Đào Duy Anh - Phạm Ngọc Thạch - Xã Đàn; Nguyễn Văn Linh - khu đô thị Việt Hưng;…Bên cạnh đó, đã triển khai thi công 26 danh mục công trình sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; Phối hợp với Bộ tư lệnh Công Binh hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành cầu phao Chèm, cầu phao Đuống để phân luồng giao thông phục vụ sủa chữa các cầu Thăng Long, cầu Đuống…

Việc xử lý các vi phamh về trật tự an toàn giao thông, UBND TP chỉ đạo liên ngành Sở GTVT-Công an TP liên tục triển khai các đợt kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông. Chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm trong kiểm tra xử lý vi phạm đối với các hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, ô tô chở quá tải trọng, chạy quá tốc độ quy định. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra GTVT, Cảnh sát giao thông, Công an các quận, phường để hướng dẫn người khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đi đúng phần đường, làn đường quy định…

Để tiếp tục khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức lên phương án điều chỉnh giờ làm trên địa bàn TP; chỉ đạo các sở, ban, ngành TP xây dựng đề án quản lý phương tiện lưu thông trên các tuyến đường và khu vực thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông theo chỉ đạo của Bộ GTVT và UBND TP; rà soát, kiểm tra các vị trí bố trí điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy trên lòng đường vỉa hè toàn TP; Chủ động đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông quan trọng và đôn đốc phối hợp với các chủ đầu tư khác triển khai dự án giao thông mang tính đột phá, có ý nghĩa quyết định để phát triển mạng lưới khung về kết cấu hạ tầng giao thông như các tuyến đường Quốc lộ, hệ thống cầu qua sông và đường hướng tâm quan trọng của TP;

Thành phố cũng tiếp tục triển khai, nghiên cứu, rà soát các điểm, nút giao thông có nguy cơ ùn tắc, xác định nguyên nhân và có giải pháp tổ chức giao thông cụ thể, phù hợp với thực tế; triển khai tổ chức phân làn giao thông theo phương tiện trên một số tuyến đường; lên phương án và hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án cải tạo nút giao thông khác cốt; Tăng cường tuần đường, kiểm tra, sửa chữa kịp thời các ổ gà đảm bảo mặt đường êm thuận, vỉa hè sạch đẹp trên toàn TP…Cùng với các giải pháp trên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông cũng được thường xuyên liên tục.

Hoàng Điệp