• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các hồ thủy điện bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân

(Chinhphu.vn) - Kết thúc 2 đợt lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, các hồ thủy điện đã xả 3,62 tỷ m3 nước góp phần quan trọng bảo đảm nguồn nước sản xuất cho khu vực này.

09/02/2023 16:51
Các hồ thủy điện đã xả 3,62 tỷ m3 nước phục vụ sản xuất Đông Xuân - Ảnh 1.

EVN đã vận hành tối đa các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du từ 14h ngày 29/1/2023, trước ngày đầu tiên của đợt 2 gần 2,5 ngày - Ảnh: VGP

Tổng cục Thủy lợi ( Bộ NN&PTNT) cho biết, đợt 2 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ được thực hiện theo kế hoạch, bắt đầu từ 0h ngày 1/2/2023 đến 24h ngày 8/2/2023 (tổng cộng 8 ngày).

Theo đó, các nhà máy thủy điện đã vận hành tối đa qua phát điện để cấp nước cho hạ du trong 6 ngày đầu, vận hành giảm lượng xả để duy trì mực nước tại Sơn Tây thấp nhất từ 1,8 m trở lên trong 2 ngày cuối.

Về tình hình nguồn nước, Tổng cục Thủy lợi cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã vận hành tối đa các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang để bổ sung nước cho hạ du từ 14h ngày 29/1/2023, trước ngày đầu tiên của đợt 2 gần 2,5 ngày.

Mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội bình quân toàn đợt đạt 1,61 m, cao nhất đạt 2,08 m vào ngày 5/2. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong Đợt 2 là 2,21 tỷ m3 nước; tổng cộng lượng xả đợt 1, đợt 2 là 3,62 tỷ m3.

Trong thời gian lấy nước của đợt 2, khu vực Bắc Bộ đã có mưa nhỏ, mưa phùn. Tổng lượng mưa lũy tích từ ngày 1/2 đến 8/2 ở khu vực miền núi phía bắc từ 15-50 mm, Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ từ 10-30 mm. Lượng mưa tuy không lớn nhưng đã hỗ trợ việc lấy nước hiệu quả hơn.

Về tình hình vận hành công trình thủy lợi lấy nước, theo Tổng cục Thủy lợi, với nguồn nước được điều tiết bổ sung, các công trình thủy lợi vùng ảnh hưởng triều (Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình) đủ điều kiện vận hành hiệu quả.

Các công trình thủy lợi thuộc vùng không ảnh hưởng triều (các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội): Các trạm bơm đã được nâng cấp, hạ thấp cao trình đặt máy và các trạm bơm dã chiến đủ điều kiện hoạt động tốt; tương tự các năm gần đây, các công trình chưa được nâng cấp không đủ điều kiện mực nước để vận hành.

Kết thúc đợt 1, diện tích có nước là 121.942 ha/498.359 ha, đạt 24,5% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Trong thời gian giữa đợt 1 và đợt 2 lấy nước, các công trình vùng ảnh hưởng triều vẫn tận dụng được kỳ triều cường Tết Âm lịch (từ ngày 20/1-26/1/2023) để lấy nước tương đối hiệu quả nên diện tích có nước đến trước đợt 2 là 370.470 ha/498.359 ha (đạt 74,3%), tăng khoảng 50% so khi kết thúc đợt 1.

Tính đến hết đợt 2 (ngày 8/2), tổng diện tích đã lấy được nước là 476.297 ha/498.359 ha, đạt 95,6% diện tích gieo cấy theo kế hoạch. Các tỉnh chưa hoàn thành 100% diện tích gồm Vĩnh Phúc (95%), Bắc Ninh (95%), Hải Dương (94%), Hà Nội (81%); trong đó, diện tích phụ thuộc vào dòng chảy sông Hồng tổng cộng khoảng 3.622 ha, thuộc các huyện Hoài Đức 184 ha, Thạch Thất 1.046 ha, Ba Vì 1.314 ha, Sơn Tây 327 ha, Phúc Thọ 751 ha (TP. Hà Nội). Các diện tích sẽ tiếp tục được địa phương cấp đủ nước bằng trạm bơm dã chiến.

Trong thời gian 2 đợt lấy nước, EVN đã tổ chức vận hành tối đa công suất phát điện để nâng mực nước cao nhất cho hạ du, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ điện cho các trạm bơm hoạt động. Thông tin điều hành xả nước của Tập đoàn được gửi hàng ngày đến Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.

Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thủy lợi sẽ phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét đề xuất của địa phương, quyết định kế hoạch bổ sung nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện, bảo đảm cung cấp đủ phục vụ gieo cấy và tưới dưỡng lúa.

Toàn Thắng