• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các ngân hàng và NAPAS 'bắt tay' phát triển thẻ tín dụng nội địa

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/11, trong khuôn khổ hội thảo “Ngày không tiền mặt 2021” do NHNN phối hợp với báo Tuổi trẻ tổ chức, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cùng 13 ngân hàng, công ty tài chính ký Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thúc đẩy thẻ tín dụng nội địa.

19/11/2021 15:47


Ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc NAPAS: Qua cam kết chung giữa NAPAS và các ngân hàng, công ty tài chính, thẻ tín dụng nội địa sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới và đem lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận người dân

Các ngân hàng và công ty tài chính tham gia ký kết gồm có Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, Techcombank, HDBank, Sacombank, ACB, NamA Bank, OCB, VietCapital Bank, Viet Bank và Công ty tài chính VietCredit.

Theo đó, NAPAS và các ngân hàng, công ty tài chính thống nhất thúc đẩy phát triển thẻ tín dụng nội địa hướng đến thực hiện các mục tiêu trong Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ.

Các hoạt động cụ thể được các ngân hàng, công ty tài chính triển khai gồm xây dựng các chương trình ưu đãi phát hành thẻ tín dụng nội địa; chính sách phê duyệt và cấp tín dụng linh hoạt, thuận tiện nhằm mở rộng đối tượng tiếp cận sản phẩm qua đó gia tăng số lượng thẻ tín dụng nội địa phát hành; mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán…

Về phía NAPAS, đơn vị sẽ xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ ngân hàng, công ty tài chính cũng như bảo đảm nguồn lực về hệ thống kỹ thuật, nhân sự triển khai các hoạt động thúc đẩy thẻ tín dụng nội địa.

Nhận định về ý nghĩa của việc ký kết thúc đẩy thẻ tín dụng nội địa lần này, ông Nguyễn Hoàng Long - Phó Tổng Giám đốc NAPAS cho biết, thẻ tín dụng nội địa là kênh tiếp cận tín dụng chính thức từ ngân hàng/tổ chức tài chính đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hằng ngày cũng như các khoản nhu cầu cấp bách của người dân.

"Với những giải pháp cụ thể cùng những cam kết chung giữa NAPAS và các ngân hàng, công ty tài chính, thẻ tín dụng nội địa sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới và đem lại nhiều lợi ích cho đại bộ phận người dân (đơn giản và bình dân hóa việc cấp tín dụng), góp phần thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, phổ cập tài chính toàn diện và đẩy lùi tín dụng đen", ông Nguyễn Hoàng Long nói.

Với vai trò kết nối các thành viên là các ngân hàng, đối tác cung cấp dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp, NAPAS luôn mong muốn gắn kết người dân, doanh nghiệp bằng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, nhiều tiện ích và gia tăng trải nghiệm cho người dùng, nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh và thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.  

Thẻ tín dụng nội địa do NAPAS phối hợp các ngân hàng và công ty tài chính Việt Nam phát hành. Hiện nay, có 6 ngân hàng (VietinBank, Sacombank, ACB, HDBank, Bảo Việt Bank, Bản Việt Bank) và một công ty tài chính (VietCredit) phát hành thẻ tín dụng nội địa cho khách hàng.

Thẻ tín dụng nội địa với chức năng chi tiêu trước trả tiền sau, thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày. Thẻ tín dụng nội địa được dùng thanh toán trực tiếp trên thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng…, thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử, website của các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ với mức chi phí hợp lý.

Áp dụng công nghệ chip hiện đại, thẻ bảo đảm tiêu chuẩn tăng cường tính năng an toàn, bảo mật thông tin thẻ, hạn chế rủi ro sao chép đánh cắp thông tin và gian lận trong giao dịch thẻ.

Tham luận tại tọa đàm "Tiến đến Quốc gia không tiền mặt", ông Nguyễn Hoàng Long cho biết thêm, từ tháng 6/2021, NAPAS cùng với các ngân hàng đối tác sử dụng tiêu chuẩn thanh toán sử dụng mã QR (VIETQR). Đến nay, đã có 27 ngân hàng tham gia triển khai VIETQR áp dụng đối với các giao dịch chuyển tiền, thanh toán nhỏ lẻ, thanh toán xuyên biên giới được tích hợp trên các ứng dụng sẵn có trên điện thoại. VietQR là giải pháp đáp ứng được việc liên thông các mã QR trên thị trường giúp đồng nhất trải nghiệm của khách hàng, tiết kiệm nguồn lực của các bên trong triển khai thanh toán/ chuyển tiền bằng mã QR tại Việt Nam.

Anh Minh