• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra

(Chinhphu.vn) - Theo Bộ Tài chính, trong năm 2022, Bộ đã hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện dự toán chi ngân sách đảm bảo chủ động, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung ưu tiên nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

19/12/2022 15:42
Các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra - Ảnh 1.

Cắt giảm chi tiêu ngay từ khâu dự toán

Trong điều hành chi ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính luôn kiên quyết yêu cầu các bộ, ngành địa phương phải triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện rà soát sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; kiên quyết cắt giảm những khoản chi ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2022 chưa phân bổ để bổ sung nguồn lực thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tổng hợp số cắt giảm của các bộ, cơ quan trung ương được khoảng 533 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết, nhờ chủ động trong điều hành, các nhiệm vụ chi NSNN năm 2022 đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra, một số nhiệm vụ chi được tiếp tục thanh toán đến hết ngày 31/1/2023 (thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách năm 2022) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Tổng số chi NSNN đến ngày 15/12/2022 ước đạt xấp xỉ 1.450 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, tổng số chi NSNN đến ngày 15/12/2022 ước đạt xấp xỉ 1.450 nghìn tỷ đồng, bằng 81,2% dự toán; trong đó chi đầu tư đạt 72,4% dự toán, chi thường xuyên đạt 88,1% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

Ngân sách trung ương đã chi từ dự phòng (bao gồm dự phòng năm 2021 chuyển sang) gần 5,2 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bổ sung kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 cho Bộ Quốc phòng (729,8 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (3.697 tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Ngoài ra, đã thực hiện tạm cấp bổ sung gần 4,3 nghìn tỷ đồng cho 30 địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển chậm, đến hết tháng 11 đạt 58,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 63,86%).

Tiết kiệm chi tiêu công và tiết kiệm ngay từ khâu dự toán đã được Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện từ nhiều năm nay. Trong bối cảnh thu ngân sách còn nhiều khó khăn, phải dành nguồn để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp thì việc triệt để tiết kiệm chi tiêu là hết sức cần thiết.

Thực tế đã chứng minh những yêu cầu này của Bộ Tài chính là có cơ sở và đã đi đúng hướng khi hàng năm tiết kiệm kinh phí ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng. Minh chứng là tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016 - 2021 lên tới 350,54 nghìn tỷ đồng.

LP