• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các nước “quản” nợ công thế nào?

(Chinhphu.vn) - Vay nợ để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế là điều bình thường. Tuy vậy, nợ bao nhiêu là an toàn lại là một bài toán khó giải. Nợ hơn 100% GDP đã đủ làm sập nền kinh tế Hy Lạp, nhưng nợ 200% GDP như Nhật Bản lại vẫn chưa bị coi là nguy hiểm.

14/11/2014 15:11
Ảnh minh họa

Không được vung tay quá trán

Theo nhà báo người Đức David Froje, bài học lớn nhất mà thế giới rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu là bất kỳ nền kinh tế nào, nếu lơ là quản lý, đều có thể sụp đổ vì nợ nần.

Xem xét nguyên nhân của một số cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy, chúng đều bắt nguồn từ việc quản lý nợ công yếu kém gây ra. Có thể kể ra hàng loạt các cuộc khủng hoảng nợ công, như khủng hoảng nợ công Mexico năm 1994, khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997 - 1998 được châm ngòi từ Thái Lan mà có nguồn gốc từ vấn đề nợ công, khủng hoảng nợ công ở Nga năm 1998, khủng hoảng nợ công Brazil năm 1998 - 1999, khủng hoảng nợ công Argentina 2001, khủng hoảng nợ công Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000 - 2002...

Gần đây nhất là khủng hoảng nợ công các nước EU được khởi phát từ Hy Lạp và lây lan rất nhanh sang hàng loạt các nước khác. Không chỉ thuộc khối EU, mà khủng hoảng nợ công có xu hướng "toàn cầu hóa" rất nhanh. Còn khá nhiều ý kiến thậm chí là trái chiều nhau khi bàn về cuộc khủng hoảng nợ công EU hiện nay. Có những ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công EU hiện nay về bản chất không có gì khác biệt so với các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, khi mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các chính phủ nới lỏng chi tiêu vượt quá nguồn thu ngân sách dẫn tới phải tăng cường vay nợ để bù đắp.

“Tình hình châu Âu rất khác biệt, mọi quốc gia trên thế giới đều khác biệt, không thể dập khuôn các mô hình phát triển. Vấn đề rút ra ở đây là không nên tiêu quá nhiều, nhưng bao nhiêu là quá nhiều thì mỗi trường hợp một khác. Nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á xảy ra năm 1997 khi Thái Lan chỉ có khoản nợ khoảng 15% GDP. Do đó, nói rằng không chi tiêu nhiều là tránh xa được khủng hoảng là không đúng. Trong lịch sử, nước Đức cũng từng phải tiêu rất nhiều, vấn đề là phải luôn ý thức và kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế của mình”, nhà báo người Đức David Froje cho biết.

Bài toán chi tiêu vốn không dễ với các nước giàu, lại càng khó với các nước đang phát triển có nền kinh tế hạn chế. Không thể vì mục tiêu phát triển trước mắt mà thiếu tính toán về dài hạn. Sự sụp đổ của nền kinh tế Argentina - quốc gia từng được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngợi ca là một hình mẫu tăng trưởng- cảnh báo các nước đang phát triển về hiểm hoạ do phát triển “quá nóng”, đầu tư tràn lan, thiếu tính toán.

Thế giới cần rút ra từ cuộc khủng hoảng nợ công bài học rất đời thường: Cẩn trọng trong chi tiêu.

Luật hoá

Hầu hết các nước thực hiện quản lý nợ công thông qua các văn bản pháp luật liên quan tới quản lý nợ hoặc ngân sách nhà nước với các tên gọi khác nhau. Ví dụ: Luật Quản lý nợ công (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ), Luật Tài chính quốc gia (Hàn Quốc). Ở Nhật Bản, việc quản lý nợ công chịu chi phối bởi các văn bản pháp lý, như Hiến pháp, Luật Tài chính, Luật về trái phiếu chính phủ quốc gia, Luật về tài khoản đặc biệt. Trung Quốc không có Luật Quản lý nợ công. Các quy định về nợ công của Trung Quốc được thể hiện trong Điều lệ trái phiếu kho bạc năm 1992 và Luật Ngân sách năm 1994.

Phạm vi nợ công của hầu hết các nước được nghiên cứu đều bao gồm nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Ngoài ra, một số nước còn quy định phạm vi nợ công bao gồm cả nợ chính quyền địa phương (như Ấn Độ, Philippines, Anh, Bulgary, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Rumani, Cộng hoà Síp), nợ của các DNNN (Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh), nợ khu vực an sinh xã hội (Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hoà Síp).

Một số nước không tính nợ của ngân hàng nhà nước, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước và nợ của các định chế tài chính khác vào phạm vi nợ công.

Ngoài ra, ở một số nước, mặc dù có quy định phạm vi nợ khu vực công hay quy định phạm vi nợ công cụ thể nhưng trên thực tế lại sử dụng khái niệm nợ ròng của khu vực công và nợ chính phủ hay nợ chung của chính phủ (Anh, Ba Lan) để phản ánh nợ công theo Hiệp ước Maastrict 1992 (quy định nợ công là tổng các khoản nợ của Chính phủ về giá trị danh nghĩa).

“Chia để trị”

Các nước thường phân chia các khoản nợ cụ thể để quản trị cho tốt.

Phạm vi quản lý nợ công ở nhiều nước bao gồm các nghĩa vụ tài chính của chính phủ trung ương. Một số nước còn bao gồm cả nghĩa vụ tài chính của chính quyền địa phương và hầu hết các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc gia, các DNNN không thuộc phạm vi quản lý nợ công.

Ở một số nước, quản lý nợ công còn bao gồm cả quản lý nợ chính quyền địa phương (Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Rumani). Một số nước loại trừ nợ chính quyền địa phương (Bulgari, Trung Quốc), nợ của DNNN, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước (Ba Lan, Bulgari, Thổ Nhĩ Kỳ), nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước không được chính phủ bảo lãnh (Thái Lan) và nợ của các quỹ an sinh xã hội (Bulgari, Thái Lan).

Theo không gian vay nợ, phạm vi quản l‎ý nợ công của các nước được nghiên cứu đều bao gồm các khoản nợ trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, các nước còn quy định quản l‎ý các nghĩa vụ dự phòng (Philippines, Brazil, Columbia, Jamaica, Mexico, Bồ Đào Nha, Slovenia), các nghĩa vụ tài sản/tài chính khác (Ấn Độ, Ba Lan).

Các nội dung quản lý nợ công của các nước thường tập trung vào: Mục tiêu quản lý nợ và điều phối; minh bạch và trách nhiệm giải trình; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan Bộ Tài chính; chiến lược quản lý nợ; khung quản lý rủi ro, trong đó, tập trung chủ yếu vào các giới hạn nợ, các nghĩa vụ dự phòng; phát triển và duy trì một thị trường hiệu quả chứng khoán chính phủ; các quy định về thủ tục vay nợ chính phủ và bảo lãnh nợ, các hình thức vay nợ…

Lam Bình
 

Bội chi tại các nước: Vừa tay hay quá trán?
Các nước trên thế giới đều đưa ra các nguyên tắc cân đối ngân sách, trong đó có thể quy định cụ thể mức bội chi ngân sách hoặc đưa ra các quy tắc chi tiêu tiết kiệm... 


Nợ công tại các nước: Đâu là ngưỡng? 
Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới có thể thấy hầu như không có nền kinh tế nào “miễn dịch” với “căn bệnh” nợ công và triệu chứng ở mỗi nước khác nhau nhưng đều chung một ý: Có vay, có trả hay vay được, trả được thế là an toàn.