• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các nước ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng đối thoại

(Chinhphu.vn) - Ngày 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nêu rõ Chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại của Việt Nam và tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp trên Biển Đông của Philippines. Ông Abe cam kết ủng hộ các nước Đông Nam Á "ở mức cao nhất" để giúp các nước này bảo vệ chủ quyền bầu trời và vùng biển, đồng thời khẳng định Nhật Bản sẽ đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề an ninh quốc tế.

31/05/2014 10:29
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La 13. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Thủ tướng Abe nêu rõ: "Nhật Bản sẽ ủng hộ hết mình những nỗ lực của các nước ASEAN khi họ hành động để đảm bảo an ninh trên biển và trên không, cũng như duy trì triệt để sự tự do hàng hải và tự do hàng không. Ông Abe cũng kêu gọi sớm đạt đươc Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như việc thực thi hiệp ước hồi năm 2007 được ký kết bởi Bắc Kinh và Tokyo nhằm tránh để xảy ra các vụ đụng độ do sơ ý giữa tàu thuyền và máy bay hai nước.

Theo Kyodo, trong một tuyên bố chung, Bộ trưởng quốc phòng ba nước Australia, Nhật Bản và Mỹ ngày 30/5 đã nhất trí phản đối mọi mưu đồ hòng thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều hành xử quyết đoán trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Khi thảo luận tới vụ các chiến đấu cơ của Trung Quốc bay gần bất thường máy bay thuộc Lực lượng Phòng vệ của Nhật Bản gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cùng với 2 người đồng cấp Australia, Mỹ - lần lượt là David Johnston và Chuck Hagel - đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với việc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép hòng đơn phương thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Đề cập phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tạo Học viện quân sự West Point mới đây về vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Đại học George Mason (Mỹ) cho biết, quan điểm của chính quyền Mỹ trước vấn đề Biển Đông như vậy là rõ ràng và nên được đặt trong bối cảnh chính quyền ông Obama thời gian qua đã liên tục nêu quan ngại trước các hành động của Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Thời gian vừa qua, hàng loạt các quan chức các cấp của chính quyền Mỹ đã nêu rõ các hành động của Trung Quốc là hung hăng, là khiêu khích, thì tôi thấy là đã rất mạnh mẽ rồi”.

Gregory Poling, chuyên gia nghiên cứu về châu Á của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS có trụ sở ở Washington D.C có quan điểm tương tự khi cho rằng Tổng thống Obama không cần phải tập trung cho bất cứ vấn đề cụ thể nào dù là Syria, Iran, hay Ukraine, thì ông cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ liên quan tới căng thẳng ở Biển Đông. “Trước các sĩ quan vừa tốt nghiệp thì Tổng thống Obama không thể nói cụ thể về các giải pháp ngoại giao hay các vấn đề pháp lý, nhưng tôi nghĩ thông điệp gửi gắm về vấn đề Biển Đông ở đây là mạnh mẽ rồi. Tổng thống nói về vai trò của COC và lần đầu tiên nhắc tới vai trò quan trọng của Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (LHQ)”, ông Poling nói.

Chuyên gia Gregory Poling cho rằng tới thời điểm này Mỹ đã ủng hộ Việt Nam khá mạnh mẽ trước vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.

Ngày 29/5, Bí thư Đối ngoại và Di trú Đảng Cách mạng Dân chủ Mexico (PRD) - ông Julio Cesar Tinoco Oros, đã trao cho Đại sứ quán Việt Nam bản Tuyên bố của đảng này về vấn đề Biển Đông sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Bản tuyên bố gồm ba điểm chính, trong đó kêu gọi giải quyết các bất đồng bằng giải pháp hòa bình, yêu cầu các bên không có những hành động khiến tình hình thêm căng thẳng, bất ổn và mất an ninh trong khu vực.

PRD cũng đề nghị Bộ Ngoại giao Mexico sớm bày tỏ lập trường về vấn đề này và hy vọng Mexico đóng vai trò tích cực hơn trong việc tìm kiếm và gìn giữ hòa bình trên thế giới, đặc biệt trong trường hợp các bên liên quan là hai quốc gia có mối quan hệ lịch sử và sâu sắc với Mexico, đồng thời khẳng định luôn tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi dân tộc trên thế giới, ủng hộ hòa bình và cho rằng đối thoại và chính trị là các công cụ đóng góp vào việc tạo dựng sự thịnh vượng cho nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.

Trước đó, Đảng Lao động Mexico (PT) và Nhóm nghị sỹ Hữu nghị Mexico-Việt Nam cũng đã ra tuyên bố ủng hộ lập trường hòa bình của Việt Nam và đề nghị Hội nghị toàn thể Hạ viện liên bang, Thượng viện và Bộ Ngoại giao nước chủ nhà xem xét và sớm đưa ra tuyên bố về vấn đề này.

Nguyễn Chiến (tổng hợp)