• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Các tỉnh Tây Nguyên tăng diện tích trồng cao su

(Chinhphu.vn) - Theo kế hoạch, mùa mưa năm nay, các tỉnh Tây Nguyên trồng mới thêm 32.000 ha.

17/07/2011 07:57

Ảnh minh họa

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2009 đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới trên 66.400 ha cao su đưa tổng diện tích cao su toàn vùng tăng lên gần 174.720 ha, trong đó, diện tích cao su tập trung nhiều nhất là tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Diện tích cao su trồng mới chủ yếu nằm trên diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng nghèo kiệt chuyển đổi sang.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích đất rừng, rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành khảo sát, quy hoạch, lập hàng trăm dự án để chuyển đất lâm nghiệp, rừng nghèo sang trồng cao su, đồng thời, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng...

Phần lớn diện tích rừng nghèo, đất lâm nghiệp đã chuyển sang trồng cao su đều đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây cao su.

Riêng tỉnh Đắk Lắk đã quy hoạch, phát triển cây cao su phân bổ trên địa bàn 77 xã, phường, thị trấn, thuộc 12 huyện, thị xã đến năm 2015 tăng lên 41.530 ha (tăng trên 11.530 ha so với hiện nay).

Việc phát triển cao su đại điền, tiểu điền ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động, nhất là lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Nhiều giải pháp, mô hình cũng đã được triển khai để giúp nông dân trồng cao su đạt hiệu quả cao. Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam) cho biết trong mùa mưa này, đơn vị triển khai 2 mô hình khuyến nông giúp đồng bào dân tộc thiểu số trồng cao su ở xã Chư Hreng, TP. Kon Tum (Kon Tum) và ở xã Kdang, huyện Đak Đoa (Gia Lai).

Mỗi mô hình triển khai trên diện tích 21 ha, với khoảng 30 hộ dân tộc thiểu số tham gia. Trung tâm hỗ trợ toàn bộ cây giống cao su, 50% phân bón, tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật, từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc đến phòng trừ dịch bệnh. Trong thời hạn 3 năm, Trung tâm sẽ luôn cử cán bộ kỹ thuật theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển vườn cây.

Trước đây (năm 1998), Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Cao su Tây Nguyên cũng đã hỗ trợ 45 hộ dân tộc Jrai ở xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai trồng 45 ha cao su. Vườn cao su này phát triển ổn định, hiện nay bà con đang khai thác niên vụ thứ 6, với mức thu nhập khá cao.

Hồng Phong