• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cách Nga "chăm sức khỏe" đồng rúp

(Chinhphu.vn) - Do áp lực tăng giá đồng rúp lớn, Ngân hàng trung ương Liên bang Nga đã can thiệp mạnh mẽ vào thị trường tiền tệ và mở rộng biên độ mua bán đồng rúp. Điều này không có gì là ngạc nhiên vì giá dầu đã trên 80 USD/thùng và lãi suất ở mức cao.

12/03/2010 19:14

Tuy nhiên, điều này lại đe doạ đến khả năng cạnh tranh và sự phục hồi còn yếu của nền kinh tế Nga. Các biện pháp chính sách tiếp theo có thể là cắt giảm lãi suất, nhưng việc này sẽ không hiệu quả và do đó rất có thể việc kiểm soát vốn được sử dụng.

Ngày 10/3, Ngân hàng Trung ương Nga (RCB) đã 3 lần điều chỉnh biên độ dao động của đồng rúp so với USD và Euro, tổng cộng trong 2 ngày đã điều chỉnh 5 lần, sau khi đã mua một khối lượng lớn đồng USD để ngăn chặn việc đồng rúp tăng giá, hiện đồng rúp được mua bán trong biên độ từ 34,4 đến 37,4 so với giỏ tiền tệ (đồng USD chiếm 55% và đồng Euro chiếm 45%).

Trong quá trình điều chỉnh này, RCB đã mua vào 2 tỷ USD nhằm kiềm chế đồng rúp. Và theo thông tin của một Phó thống đốc thì trong một tuần trong tháng 2, RCB cũng đã mua 4 tỷ USD để kiểm soát đồng rúp.

Trước khi cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu hồi tháng 8/2008, đồng rúp được mua bán so với giỏ tiền tệ trong biên độ 29,3 - 29,6. Đến cuối năm 2008, đồng rúp trượt giá xuống mức 34,8 và  trong quý I/2009 là 39,12. Sau đó đồng rúp ổn định ở mức 37,36 định trong quý II và III/2009. Đến quý IV/2009, đồng rúp bắt đầu tăng giá lên mức 25,77 và cuối ngày 10/3 đứng ở mức 34,42.

Lý do để đồng rúp tăng giá trong những tháng qua không khó hiểu. Giá dầu, hàng xuất khẩu chính của Nga, trong tháng qua đã tăng 10%, hiện đứng ở mức trên 80 USD/thùng. Bên cạnh đó, Nga cũng có mức lãi suất cao hơn đa số các nền kinh tế phát triển: dù đã cắt giảm mạnh trong những tháng gần đây nhưng lãi suất tái cấp vốn của RCB vẫn đứng ở mức 8,5%.

Có một số yếu tố tích cực khi đồng rúp tăng giá. Đồng rúp tăng mang lại lợi thế cho những người đi vay vì có đến trên 23% các khoản nợ là bằng ngoại tệ. Tại thời điểm mà thất nghiệp và nợ lương đang tăng lên, việc giảm nhẹ gánh nặng cho những người đang nợ nước ngoài được hoan nghênh. Một đồng rúp mạnh hơn cũng khuyến khích các hộ gia đình gửi tiền vào ngân hàng và giúp các công ty trong nước dễ dàng hơn trong việc huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu nội địa.

Tuy nhiên, tính chung thì đồng rúp tăng giá lại có hại cho nền kinh tế và chính quyền coi đó là tín hiệu báo động. Số liệu của RCB cho thấy tỷ giá hối đoái thực so với giỏ tiền tệ đã tăng 5% trong 2 tháng đầu năm 2010. Việc đồng rúp yếu trong năm 2009 là tốt, nhưng nếu cứ tiếp tục xu hướng tăng giá như hiện nay thì có thể những thành quả đã đạt được trong năm 2009 bị xoá bỏ.

Khả năng cạnh tranh xuất khẩu không phải là mối lo ngại chính mặc dù các mặt hàng xuất khẩu không phải là dầu của Nga sẽ gặp khó khăn khi đồng rúp tăng. Lo ngại lớn hơn chính là sức khoẻ của kinh tế nội địa vốn phát triển được nhờ hàng nhập khẩu đắt đỏ khi đồng rúp mất giá.

Trong suốt những năm qua, chính quyền Nga đã cố gắng ngăn chặn việc đồng rúp tăng giá. Vào năm 2008, giá trị thực của đồng rúp tương đương với giá trị của nó trước năm 1998. Những lo ngại hiện nay về việc đồng rúp tăng giá sẽ chỉ nổi lên do sự phục hồi kinh tế không rõ ràng hiện nay của Nga, sau khi GDP suy giảm 7,9% trong năm 2009. Vậy chính sách đối phó sẽ là gì?

Lạm phát, một điểm yếu lớn trong bức tranh kinh tế vĩ mô của Nga trong 10 năm qua, sẽ bắt đầu được coi như đã nằm trong tầm kiểm soát. Tháng 7/2009, lạm phát đứng ở mức 12% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã giảm mạnh xuống mức 8% trong tháng 1 và 7,2% trong tháng 2/2010. Điều này có nghĩa là có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, nếu chỉ chỉ cắt giảm lãi suất cung không hiệu quả. RCB có thể sử dụng các công cụ khác như điều chỉnh yêu cầu dự trữ hay tiếp tục can thiệp vào thị trường tiền tệ. Một sự lựa chọn nữa là sử dụng lại việc kiểm soát tiền tệ.

Kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Thủ tướng Vladimir Putin đã bác bỏ các đề xuất sử dụng kiểm soát vốn, điều này có thể đơn giản là vì ông coi đây như là một trong những thành tích chính khi ông là nhà quản lý nền kinh tế.

Tuy nhiên, IMF gần đây đưa ra bản báo cáo thể hiện đánh giá ngược lại: kiểm soát vốn là một cách để đối phó với dòng vốn vào tăng lên của các nền kinh tế thị trường đang nổi. Bản báo cáo lấy dẫn chứng rằng suy giảm GDP ít nghiêm trọng hơn ở các nước có kiểm soát vốn và chu kỳ thanh toán nợ của các nền kinh tế này cũng dài hơn.

IMF lập luận rằng kiểm soát vốn có thể là giải pháp tốt hơn việc tăng tỷ giá hối đoái (điều này đe doạ đến khả năng cạnh tranh) và tăng thêm dự trữ tiền tệ hay cắt giảm lãi suất (có thể dẫn đến nền kinh tế quá nóng). Do bản báo cáo xác định có mối tương quan giữa bùng nổ và đổ vỡ với tỷ lệ nợ cao, nên có thể kiểm soát vốn là biện pháp thích hợp cho Nga. Hơn nữa, dòng vốn vào hiện này là đầu tư gián tiếp chứ không phải là hình thức có thể giúp kinh tế Nga phục hồi.

Đồng rúp tăng giá gần đây cũng có tác động đến việc xây dựng chính sách tiền tệ dài hạn của Nga. Mục tiêu cuối cùng, như tuyên bố của RCB và các quan chức cao cấp của chính phủ, là nhằm kiểm soát lạm phát và thả nổi đồng rúp. Thực tế thì nhiều khả năng kết quả cuối cùng là thả nối có kiểm soát: đồng tiền gần như được thả nổi nhưng thỉnh thoảng bị nhà nước can thiệp. Tuy nhiên do áp lực tăng giá và những nguy cơ của nó đối với kinh tế nội địa, khả năng này vẫn còn xa. Việc quản lý tỷ giá hối đoái trong những tháng tới sẽ tích cực hơn và các công cụ bổ sung khác có thể được sử dụng. Tất cả nhưng điều này làm cho việc thả nổi đồng rúp ở Nga càng trở nên xa vời./.

Nguyễn Chiến