• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cải cách hành chính nông nghiệp đồng bộ và có trọng tâm

(Chinhphu.vn) - Bám sát nội dung, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã hoàn thành 54 nhiệm vụ, 125 hoạt động được giao.

09/05/2024 19:40
Cải cách hành chính nông nghiệp đồng bộ và có trọng tâm- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Hôm nay (9/5), Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ NN&PTNT". Công tác cải cách hành chính góp phần quan trọng để ngành đạt được những thành tựu về duy trì tăng trưởng cũng như gia tăng giá trị nông lâm, thủy sản.

Cụ thể, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ đã được kiện toàn; ban hành Quy định về xác định Chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc Bộ giai đoạn 2023-2030 và xây dựng riêng phần mềm đánh giá, chấm điểm; công bố công khai 168 thủ tục hành chính; rà soát 356 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xử lý, thực thi 161 trên tổng số 168 quy định kinh doanh; xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp.

Về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Bộ đã xây dựng cơ sở dữ liệu và hoàn thiện Đề án chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đồng thời ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số các đơn vị thuộc Bộ; triển khai phát triển nền tảng mạng nhà nông, nền tảng số đầu tiên hỗ trợ hợp tác xã và nông dân…

Để nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính trong các đơn vị thuộc Bộ, các đại biểu cho rằng, muốn hạn chế tình trạng kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp cần tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính, quy định không cần thiết tại các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường phân cấp, ủy quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi công vụ; kịp thời nắm bắt và xử lý dứt điểm những vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp...

Cải cách hành chính nông nghiệp đồng bộ và có trọng tâm- Ảnh 2.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp: "Công tác cải cách thủ tục hành chính không phải nhiệm vụ kèm theo mà phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cơ quan, đơn vị"- Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp – đơn vị dẫn đầu về cải cách thủ tục hành chính của Bộ chia sẻ, trong bối cảnh mới, công tác cải cách thủ tục hành chính không phải nhiệm vụ kèm theo mà phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cơ quan, đơn vị. Ông Bảo nhấn mạnh: "Ngay sau khi nhận được kết quả xếp hạng của đơn vị trong năm 2023, lãnh đạo Cục và các bộ phận cùng nhau phân tích các chỉ số để nhìn rõ những hạn chế, từ đó phấn đấu trong những năm tới cải cách hành chính tốt hơn".

Đồng tình với quan điểm này, ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên ngành thường xuyên rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Ông Đạt cho biết: "Cải cách hành chính được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục, trong quá trình cập nhật cũng như công bố các thủ tục hành chính đều thực hiện rà soát lại các nhiệm vụ công việc chuyên ngành của từng lĩnh vực, trên cơ sở để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó Cục cũng đang tích cực thực hiện chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới về cải cách hành chính".

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị nêu rõ, cải cách hành chính không chỉ là công tác thường xuyên mà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ phải đảm bảo tính gắn kết và đồng bộ vừa phải có trọng tâm, trọng điểm trong chỉ đạo triển khai. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực do mình quản lý, nhất là về cải cách thể chế, xử lý các điểm nghẽn để tháo gỡ khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp khi công bố thủ tục hành chính.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh: "Các đơn vị đầu mối của Bộ chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu, nội dung của Bộ về công tác cải cách hành chính phải đôn đốc, kiểm tra báo cáo về các nội dung trong lĩnh vực do Bộ quản lý, tổ chức triển khai tốt các kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt. Các đơn vị chuyên môn của Bộ phải xây dựng kế hoạch triển khai công tác cải cách hành chính của đơn vị trong đó xác định cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024".

Đỗ Hương