• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cải cách thủ tục, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế minh bạch, hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Trong bối cảnh doah nghiệp (DN) đang phục hồi, nỗ lực mở rộng hoạt động xuất khẩu, chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) trở thành yếu tố quan trọng để tiếp sức dòng tiền, tạo động lực tăng trưởng. Với tinh thần quyết liệt cải cách và hỗ trợ DN, ngành thuế đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế, đơn giản hóa thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hành vi gian lận.

08/04/2025 11:59
Cải cách thủ tục, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế minh bạch, hiệu quả- Ảnh 1.

Cải cách thủ tục và ứng dụng công nghệ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế minh bạch, hiệu quả

Đây là ý kiến bà Nguyễn Thị Thu - Trưởng Ban Nghiệp vụ Thuế, Cục Thuế (Bộ Tài chính) khi trao đổi với Báo điện tử Chính phủ xoay quanh các vấn đề hoàn thuế GTGT trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Cải cách thủ tục và ứng dụng công nghệ

Chính phủ đang chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và cao hơn trong những năm tiếp theo. Một trong những giải pháp là thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi công bằng cho các DN sản xuất kinh doanh.

Riêng về lĩnh vực hoàn thuế xuất khẩu, từ năm 2023, Thủ tướng cũng đã có Công điện đôn đốc rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, giúp quay vòng vốn nhanh chóng và hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo Bộ Tài chính, ngành thuế đã có một số giải pháp chủ động rà soát, đơn giản hóa thủ tục, thanh tra, kiểm tra, đối thoại, ứng dụng CNTT để tăng tốc nội dung công việc này.

Cải cách thủ tục, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế minh bạch, hiệu quả- Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thu - Trưởng Ban Nghiệp vụ Thuế, Cục Thuế (Bộ Tài chính) - Ảnh: VGP/HT

Bà Nguyễn Thị Thu - Trưởng Ban Nghiệp vụ Thuế, Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Tính đến ngày 23/3/2025, ngành thuế đã ban hành 3.423 quyết định hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, với tổng số tiền hoàn lên tới 24.791 tỷ đồng, chiếm đến 90% tổng giá trị hoàn thuế GTGT toàn quốc. So với cùng kỳ năm trước, con số này đã tăng 11%, phản ánh rõ nỗ lực cải tiến quy trình và tạo thuận lợi cho DN. Đặc biệt, tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn kể từ ngày cơ quan thuế nhận đầy đủ hồ sơ đạt 91% – một chỉ số cho thấy hiệu quả vận hành đang dần được nâng cao.

Không chỉ vậy, để hỗ trợ DN và rút ngắn thời gian xử lý, ngành thuế đã triển khai đồng loạt nhiều giải pháp trọng tâm. Trước hết, việc thực hiện hoàn thuế điện tử trên phạm vi toàn quốc đã giúp giảm mạnh chi phí thời gian và nhân lực cho cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế. Thay vì phải nộp hồ sơ giấy, DN giờ đây có thể hoàn tất toàn bộ quy trình trên môi trường số, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp nhận, phân loại và phản hồi thông tin.

Bên cạnh đó, cơ quan thuế chủ động rà soát các DN có hoạt động xuất khẩu, từ đó tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể từ khâu kê khai hồ sơ thuế cho đến thủ tục hoàn thuế. Điều này giúp hạn chế tối đa sai sót, thiếu sót trong quá trình nộp hồ sơ, từ đó tránh được việc hồ sơ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, kéo dài thời gian xử lý.

Đại diện Cục Thuế cho hay, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế được thực hiện tự động. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện tiếp nhận, hệ thống sẽ nhanh chóng thông báo bằng văn bản đến DN, nêu rõ lý do chưa chấp thuận. Điều này không chỉ giúp DN nắm bắt nhanh tình trạng hồ sơ mà còn bảo đảm tính minh bạch trong công tác quản lý thuế.

Đáng chú ý, bà Nguyễn Thị Thu cho biết: Công tác điện tử hóa từng bước trong xử lý hồ sơ hoàn thuế tiếp tục được ngành thuế đẩy mạnh. Cơ quan thuế đã khai thác thông tin từ các hệ thống quản lý thuế hiện có như cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử, thông tin từ Hải quan, Ngân hàng… nhằm phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hồ sơ hoàn thuế một cách chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu cũng thẳng thắn thừa nhận: Trong quá trình vận hành hệ thống công nghệ thông tin, vẫn còn một số hạn chế như tính liên thông dữ liệu chưa thật sự đồng bộ, khả năng phân tích dữ liệu chưa toàn diện. Do đó, ngành thuế đã lên kế hoạch nâng cấp hệ thống ứng dụng trong năm 2025, tăng cường phân tích rủi ro, hỗ trợ quyết định hoàn thuế nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ.

Hoàn thiện cơ chế, tăng cường giám sát và minh bạch trong xử lý hồ sơ thuế

Lãnh đạo Ban Nghiệp vụ Thuế, Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết: Để xử lý hồ sơ hoàn thuế một cách hệ thống, nhanh chóng và chính xác, ngành thuế đã xây dựng quy trình, lộ trình và thời hạn xử lý cụ thể, đảm bảo đúng pháp luật. Ngành cũng kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm gỡ bỏ các rào cản trong thực tiễn.

Về cơ chế, Luật Quản lý thuế sửa đổi (Luật số 56/2024/QH15, hiệu lực từ 01/01/2025) và Luật Thuế GTGT sửa đổi (Luật số 48/2024/QH15, hiệu lực từ 01/07/2025) đã được Quốc hội thông qua, trong đó có các điểm đổi mới đáng chú ý. Cụ thể, thẩm quyền quyết định hoàn thuế được mở rộng cho Chi cục trưởng Chi cục Thuế, giúp nâng cao tính linh hoạt trong xử lý hồ sơ cấp cơ sở. Đồng thời, bổ sung quy định hoàn thuế cho các dự án đầu tư mở rộng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế.

Hơn nữa, các quy định mới cũng tăng cường trách nhiệm của người nộp thuế trong việc cung cấp và cam kết thông tin, tài liệu phục vụ hoàn thuế. Điều này giúp cơ quan thuế có cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp sai phạm, đảm bảo công bằng giữa các DN.

Bà Nguyễn Thị Thu cho biết: Trong năm 2025, một trong những trọng tâm cải cách là xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên biệt phục vụ công tác hoàn thuế GTGT. Cùng với đó, ngành thuế sẽ triển khai chương trình tuân thủ tự nguyện dành cho những DN có lịch sử chấp hành tốt chính sách thuế. Khi được đánh giá đạt tiêu chuẩn, DN sẽ được hỗ trợ hoàn thuế nhanh chóng qua hệ thống tự động.

"Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cũng sẽ được đưa vào để phân tích rủi ro, phát hiện sớm các dấu hiệu sử dụng hóa đơn không hợp pháp, từ đó tái thiết kế quy trình nghiệp vụ phù hợp với mô hình quản lý thuế hiện đại. Mục tiêu cuối cùng là rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao tính minh bạch, và quản lý hiệu quả hồ sơ hoàn thuế theo phương thức điện tử", bà Nguyễn Thị Thu chia sẻ.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp

Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng Ban Nghiệp vụ Thuế-Cục Thuế (Bộ Tài chính) phân tích: Thời gian qua, Cục Thuế đã chỉ đạo quyết liệt cơ quan thuế các cấp trong việc giải quyết hoàn thuế GTGT, theo đó, thủ trưởng cơ quan thuế chịu trách nhiệm toàn diện về công tác quản lý hoàn thuế GTGT trên địa bàn, không để tồn đọng kéo dài, gây bức xúc cho người dân và DN; bố trí đầy đủ nguồn lực khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra hoàn thuế đối với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế đảm bảo giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế đúng thời hạn quy định, đúng đối tượng và trường hợp được hoàn thuế; đối với số thuế đã có kết quả kiểm tra, xác minh hoặc kết luận của cơ quan chức năng thì khẩn trương giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định tại Điều 34, Điều 35 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính; căn cứ đặc thù công tác quản lý thuế của từng địa bàn, có biện pháp tăng cường quản lý, giám sát tiến độ thực hiện của các bộ phận, công chức được giao nhiệm vụ liên quan đến giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.

Cơ quan thuế áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong thực hiện công việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để phòng ngừa việc lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT nhằm chiếm đoạt ngân sách nhà nước. Đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế cơ quan thuế phát hiện hành vi, dấu hiệu gian lận nhằm trục lợi tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước thì củng cố hồ sơ để chuyển cơ quan công an điều tra, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế được biết và căn cứ kết luận của cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Để quá trình hoàn thuế diễn ra đúng luật, không bị lợi dụng, ngành thuế cũng đặc biệt quan tâm đến việc xử lý hồ sơ có dấu hiệu gian lận hoặc chậm trễ. Cục Thuế các địa phương (nay là Chi Cục Thuế khu vực) đã được chỉ đạo sát sao, yêu cầu lãnh đạo cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm toàn diện với công tác hoàn thuế trên địa bàn.

Vì thế, bất kỳ hồ sơ nào có kết quả xác minh rõ ràng đều phải được xử lý kịp thời, không để kéo dài gây bức xúc cho DN. Đồng thời, việc bố trí nguồn lực để kiểm tra hoàn thuế cũng được thực hiện khẩn trương, tránh tình trạng chậm trễ, ách tắc.

Mặt khác, cơ quan thuế chủ động sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để phân loại rủi ro. Trường hợp phát hiện hành vi gian lận, như sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc có dấu hiệu chiếm đoạt tiền hoàn thuế, hồ sơ sẽ được chuyển ngay cho cơ quan công an để điều tra. Không những vậy, cơ quan thuế còn gửi văn bản thông báo rõ ràng cho DN biết lý do, căn cứ xử lý nhằm đảm bảo tính minh bạch.

"Hoàn thuế GTGT là chính sách hỗ trợ, nhưng cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng nếu thiếu kiểm soát. Do đó, ngành thuế xác định cần song hành giữa cải cách, hỗ trợ và giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các DN làm ăn chân chính và giữ vững kỷ cương ngân sách nhà nước", bà Nguyễn Thị Thu nhấn mạnh.

Cải cách thủ tục, đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế minh bạch, hiệu quả- Ảnh 3.

Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn - Ảnh: VGP/HT

Tại buổi họp báo của Bộ Tài chính mới đây, Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn cho biết, về tổng thể, chính sách hoàn thuế hiện nay đã có cơ chế linh hoạt để tạo thuận lợi cho DN.

Theo đó, DN tuân thủ tốt chính sách sẽ được ưu tiên hoàn thuế. Theo quy định, sau 5 ngày, cơ quan thuế sẽ tiến hành hoàn thuế trong trường hợp DN cung cấp đầy đủ thông tin.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thuế, gần 80% hồ sơ hoàn thuế được xử lý theo cơ chế hoàn trước, kiểm tra sau; chỉ một số ít DN thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau (chủ yếu là các DN hoàn thuế lần đầu hoặc có yếu tố rủi ro). Những vướng mắc về chính sách hoặc các trường hợp có rủi ro cao chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số hồ sơ hoàn thuế hàng năm.

Ông Mai Sơn cho biết, nhìn chung, nỗ lực của cơ quan thuế cùng sự phối hợp từ các DN và các bên liên quan đã giúp quá trình hoàn thuế diễn ra hiệu quả.

"Trong tương lai, khi sửa đổi Luật Quản lý thuế, Cục Thuế dự kiến tái thiết quy trình nghiệp vụ nhằm tạo cơ sở hỗ trợ ưu tiên cho việc hoàn thuế nhanh chóng và tự động hóa các thủ tục. Bộ Tài chính cũng như Cục Thuế sẽ tiếp tục lắng nghe, đánh giá các ý kiến đóng góp để cải thiện chính sách và quy trình, đảm bảo tính minh bạch và thuận lợi cho DN", lãnh đạo Cục Thuế cho hay.

Huy Thắng