• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cải thiện trải nghiệm của du khách tại điểm đến để hút khách quốc tế

(Chinhphu.vn) - Ngoài mục tiêu tăng nhanh lượng khách đến, ngành du lịch còn cần tìm những giải pháp để khách ở lại lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn.

12/12/2019 16:00
Doanh thu từ khách quốc tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của du lịch Việt Nam. Ảnh minh họa

Phó Tổng Cục trưởng Du lịch Ngô Hoài Chung cho biết, du lịch Việt Nam phát triển nhanh, mạnh thời gian qua. Trong giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế tới Việt Nam trung bình 12,8%. Năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách, tăng 19,9% so với năm 2017, đóng góp vào GDP ước đạt 8,5%. Trong 11 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến đạt 16,3 triệu lượt, tăng 15,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, ngoài mục tiêu tăng nhanh lượng khách đến, ngành du lịch còn cần tìm những giải pháp để khách ở lại lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn.

Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh Nguyễn Thùy Yên cho hay mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Quảng Ninh này là 2,4 triệu đồng và thời gian lưu trú trung bình là 2,7 ngày.

Hiện, doanh thu từ khách quốc tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của du lịch Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân nằm ở sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các điểm đến của chúng ta chưa đa dạng, chưa hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu giải trí, mua sắm và trải nghiệm của khách quốc tế.

Các vấn đề khác còn nằm ở yếu tố môi trường, nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng tại điểm du lịch ở các địa phương.

Theo Phó Tổng Giám đốc Saigontourist Võ Anh Tài, du khách chưa chi tiêu nhiều và chưa hài lòng với du lịch Việt Nam là do vấn đề giao thông, môi trường ô nhiễm, chưa đầy đủ dịch vụ mua sắm, giải trí.

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn nằm ở khả năng hỗ trợ du khách khi giải quyết sự cố của những người làm du lịch, trình độ ngoại ngữ, visa, chi phí tour cao do chưa có đường bay thẳng tới các điểm du lịch.

GS.TS Nguyễn Văn Đính (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) cho rằng nguồn nhân lực du lịch đang còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện nay, Việt Nam có 1,3 triệu lao động du lịch, trong đó tới 38% là từ ngành khác chuyển sang và 20% còn lại chưa qua đào tạo.

Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cũng cùng quan điểm muốn khách trải nghiệm tốt thì cần có dịch vụ tốt. Bên cạnh môi trường du lịch, môi trường xã hội thì thái độ của người làm du lịch rất quan trọng. Chính vì vậy cần nâng cao đào tạo cả đội ngũ nhân lực, cả đội ngũ quản lý du lịch ở điểm đến.

Còn theo bà Nguyễn Lê Hương, Phó Tổng Giám đốc Vietravel, nước ta có hơn 2.000 con sông nhưng du lịch đường thủy lại chưa phát triển. Lấy ví dụ về Cảng tàu quốc tế Hạ Long đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, chỉ đến 2019 đã đón hơn 42.000 lượt khách, cho thấy tiềm năng du lịch bằng đường thuỷ là rất lớn.

Do đó, bà Nguyễn Lê Hương cho rằng cần khuyến khích các nhà đầu tư mua tàu lớn, để đảm bảo chính sách thuế, ngoài ra, không bê tông hóa du lịch đường sông, mà cần tạo ra các điểm đến, cảnh quan để tăng trải nghiệm cho du khách. Bên cạnh việc phát triển hạ tầng, cần kích thích, quảng bá tạo thói quen du lịch đường sông cho du khách.

Hiện, nhiều địa phương đã chủ động phát huy những thế mạnh của mình để giải quyết bài toán chi tiêu của du khách. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên-Huế Đinh Mạnh Thắng cho biết Thừa Thiên-Huế luôn đặt việc bảo tồn các giá trị văn hóa triều Nguyễn là mục tiêu quan trọng nhất trong phát triển du lịch. Vì vậy, các di sản thường xuyên được bảo tồn, phục dựng, tu bổ và góp phần nâng cao giá trị gia tăng của du khách.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng cho rằng các sản phẩm du lịch hiện cứng nhắc, không đa dạng và linh hoạt, do các điểm tham quan địa phương thường bị ràng buộc bởi cơ chế. Do đó, theo ông Dũng, các địa phương có thể giao trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm du lịch nhưng cần đảm bảo doanh thu cho địa phương.

Nhật Nam