• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cấm cửa ‘nông sản lạ’ vào chợ nông sản Đà Lạt

(Chinhphu.vn) - Từ 15/9, chợ nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản sản xuất tại địa phương, đã đăng ký thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

07/09/2018 15:36
Nhận diện nông sản Đà Lạt và nông sản Trung Quốc. Ảnh: Báo Lâm Đồng
Trong thời gian vừa qua, tại tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra tình trạng các loại nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc vận chuyển vào TP. Đà Lạt, “phù phép” thành sản phẩm của địa phương này rồi mang đi nơi khác tiêu thụ, gây thiệt hại cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.

Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, có việc xây dựng quy chế cấm đưa các loại nông sản có xuất xứ từ bên ngoài vào chợ nông sản Đà Lạt kể từ ngày 15/9.

Ồng Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Lạt cho TTXVN biết, cơ sở pháp lý để xây dựng quy chế này là chợ nông sản Đà Lạt (thuộc khu vực Trại Mát) được xây dựng với tiêu chí ban đầu là để hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm nông sản Đà Lạt. Đây không phải chợ thông thường mà ai muốn bán gì thì bán.

Việc ra quy chế trên được chính quyền địa phương tham mưu cho Ban Quản lý chợ và bà con tiểu thương thống nhất xây dựng nội quy quy chế, chứ không phải văn bản, mệnh lệnh hành chính của chính quyền, nên không hề vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành. 

Với quy chế này, từ ngày 15/9, chợ nông sản Đà Lạt chỉ cho phép kinh doanh các mặt hàng nông sản sản xuất tại địa phương, đã đăng ký thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành”. Khu chợ này không chấp nhận việc các hộ kinh doanh đưa các mặt hàng nông sản có xuất xứ từ nơi khác, nhất là khoai tây, cà rốt, tỏi… nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng không cho phép vận chuyển đất đỏ đặc thù của địa phương vào khu chợ này với bất cứ mục đích gì.

Tất cả những điều này để tránh tình trạng tư thương trộn đất Đà Lạt vào vỏ củ khoai tây, nhằm giả mạo sản phẩm của địa phương, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng. Các hộ kinh doanh nếu không đồng ý với quy chế này, có thể chuyển ra bên ngoài kinh doanh các loại nông sản nhập từ nơi khác đến.

Ban Quản lý chợ sẽ lắp 4 camera giám sát việc thực hiện quy định này.

Theo thông tin từ UBND TP. Đà Lạt, qua kiểm tra xác định hiện đang có 6 hộ kinh doanh tại chợ nông sản Đà Lạt mua trực tiếp khoai tây Trung Quốc vận chuyển vào trong chợ để tiêu thụ. Từ tháng 6/2018 đến nay, các hộ này đã tiêu thụ 578 tấn khoai tây Trung Quốc với trị giá hàng hoá trên 2,2 tỷ đồng. Lượng khoai này chủ yếu nhập về chợ nông sản Đà Lạt rồi lại mang đi chợ đầu mối Thủ Đức (TPHCM), chợ Phan Thiết, chợ Phan Rang, chợ Nha Trang… tiêu thụ, chứ ít bán tại địa phương.

Trong tháng 8 vừa qua, các cơ quan chức năng của Đà Lạt đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử lý 2 trong 6 hộ trên đang thực hiện hành vi trộn đất Đà Lạt lên vỏ củ khoai tây Trung Quốc nhập khẩu để mang đi tiêu thụ, với khối lượng thu giữ 1,5 tấn. Cơ quan chức năng cũng xử phạt hành chính 1 hộ kinh doanh khoai tây Trung Quốc, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Để ngăn chặn hàng Trung Quốc đội lốt nông sản Đà Lạt, tháng 6/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh nông sản Trung Quốc, đồng thời, tổ chức tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh lành mạnh, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương.

BT