• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cam kết của VPCP trong triển khai Nghị quyết 19

(Chinhphu.vn) - Phó Chủ nhiệm Lê Mạnh Hà cam kết Văn phòng Chính phủ sẽ đồng hành cùng Bộ KH&ĐT và các tổ chức khác trong việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, sẵn sàng làm việc trực tiếp với các Bộ về từng vướng mắc của doanh nghiệp, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng.

18/05/2016 15:09
Phó Chủ nhiệm VPCP Lê Mạnh Hà phát biểu kết luận Hội nghị triển khai Nghị quyết 19-Ảnh VGP

Phát biểu kết luận Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ, TS. Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, nhắc lại thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp ngày 29/4 vừa qua: Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, là động lực của phát triển kinh tế. Đây là điểm rất quan trọng.

Cùng với đó, sau vụ quán cà phê Xin Chào, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra tuyên bố rất mạnh mẽ là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Đây cũng là quan điểm rất quan trọng, khiến doanh nghiệp yên tâm hơn rất nhiều và đã được Chính phủ khẳng định tại Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.

Theo ông Lê Mạnh Hà, các Nghị quyết 19 cùng với Nghị quyết 35 vừa được ban hành và Nghị quyết 36a năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hai nghị quyết sau kế thừa và được ban hành trên nền tảng của Nghị quyết 19.

“Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 19, kinh nghiệm thành công cũng có, kinh nghiệm cho thấy hiệu lực thực thi chưa cao cũng có. Các nhiệm vụ được giao rất cụ thể, nhưng các ý kiến tại hội nghị hôm nay có nói cơ chế giám sát chưa đủ mạnh”, ông Lê Mạnh Hà nhận định sau gần 4 tiếng đồng hồ lắng nghe các ý kiến trên cương vị chủ trì Hội nghị.

Theo Phó Chủ nhiệm, Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế, công cụ cho vấn đề giám sát thực thi các Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp.

Trước hết, muốn tăng cường giám sát để thúc đẩy công khai, minh bạch, thì công cụ cực kỳ quan trọng là xây dựng Chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a. “Nếu không thì sẽ không bao giờ có công cụ để người dân và doanh nghiệp giám sát và nếu không có giám sát thì bao giờ cũng có tiêu cực, nhũng nhiễu”, ông Lê Mạnh Hà nhấn mạnh. 

Bên cạnh đó, Nghị quyết 35 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương mở một chuyên mục về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử, công khai kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình, nếu không giải quyết thì phải nói rõ tại sao.

Nghị quyết 19 đã giao nhiệm vụ cụ thể hơn cho Văn phòng Chính phủ. Cụ thể là chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát của Chính phủ và tổng hợp báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý. Đồng thời mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Nghị quyết 36a cũng giao Văn phòng Chính phủ thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. “Với các mạng xã hội như Facebook, thì người dân có thể giam gia dễ dàng hơn, bằng những phương tiện gần gũi nhất như điện thoại di động hay máy tính”, Phó Chủ nhiệm chia sẻ.

Cũng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, hàng quý Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẽ giao ban về tình hình triển khai Nghị quyết số 35 và Nghị quyết số 19. “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ KH&ĐT để báo cáo tại các phiên họp Chính phủ”, Phó Chủ nhiệm Lê Mạnh Hà nói.

"Dứt khoát không để kéo dài các vướng mắc"

Về giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp, Phó Chủ nhiệm cho biết sau Hội nghị với doanh nghiệp, Thủ tướng đã yêu cầu các cơ quan phải trả lời, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp trong tháng 6.

“Sau Hội nghị giữa Thủ tướng và doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ đã nhận được rất nhiều kiến nghị. Tại hội nghị này, chúng tôi được nghe thêm rất nhiều ý kiến. Chúng tôi sẽ chuyển tới các cơ quan để giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo Thủ tướng. Hi vọng các doanh nghiệp sẽ cùng theo dõi, giám sát việc trả lời, giải quyết các kiến nghị”, Phó Chủ nhiệm đề nghị.

Phó Chủ nhiệm Lê Mạnh Hà cam kết Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp sẵn sàng cùng Bộ KH&ĐT, các hiệp hội, các doanh nghiệp tới làm việc trực tiếp với từng Bộ về từng vấn đề, vụ việc, như vướng mắc về kiểm tra formaldehyt với sản phẩm dệt may, công bố hợp quy… Đây là những vướng mắc kéo dài và vừa được doanh nghiệp nêu ra trước đó tại Hội nghị. “Dứt khoát không để kéo dài”, Phó Chủ nhiệm khẳng định.

Đặc biệt, Phó Chủ nhiệm cho biết với các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sai với luật hoặc trái với quy định của văn bản cấp cao hơn, thì có một giải pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn so với việc đề nghị các cơ quan sửa đổi. Đó là kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ, bãi bỏ các văn bản đó.

Cuối cùng, Phó Chủ nhiệm cam kết Văn phòng Chính phủ sẽ đồng hành cùng Bộ KH&ĐT và các tổ chức khác trong việc tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cho môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi và an toàn.

Theo Phó Chủ nhiệm Lê Mạnh Hà, lâu nay, nhiều người hiểu rằng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ quan tâm tới lĩnh vực đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nhưng trên thực tế, một nhiệm vụ rất quan trọng của Ban là phát triển đội ngũ doanh nghiệp nói chung. Công tác này chưa được Ban triển khai mạnh, nhưng sẽ thúc đẩy trong thời gian tới.

Đồng thời, bản thân việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng rất quan trọng để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, lành mạnh hơn, vì khi đó những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước tham gia sẽ giảm đi, “nhường chỗ” cho doanh nghiệp tư nhân.


Hà Chính