• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cam kết đầu ra, mở nhiều ngành học mới để thu hút thí sinh ĐH

(Chinhphu.vn) - Để tuyển sinh đủ chỉ tiêu, các trường đại học công lập mở ra nhiều ngành học và chính sách học bổng mới… cũng không ít trường đại học dân lập khẳng định, cam kết 100% sinh viên khi ra trường sẽ có việc làm.

08/03/2019 15:02
Ảnh minh họa

Khởi động mùa tuyển sinh năm 2019, nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) đã bắt đầu tung các “chiêu thức” để thu hút thí sinh. Và thực tế cho thấy công cuộc cạnh tranh “hút” thí sinh giữa các trường ĐH, CĐ công lập và dân lập ngày càng ráo riết. Thậm chí đến các trường ĐH công lập thuộc loại “top” cũng không còn đứng yên chờ thí sinh.

ĐH công lập mở ra nhiều ngành học và chính sách học bổng mới

Đến thời điểm này nhiều trường đang trong quá trình hoàn thiện phương án tuyển sinh năm 2019 và bắt đầu đăng tải thông tin tới thí sinh.

PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, mặc dù đã có bề dày kinh nghiệm và uy tín lớn, hàng năm đông thí sinh đăng ký dự thi nhưng ĐH Bách Khoa Hà Nội liên tục có những kế hoạch mới để thu hút thí sinh.

Thế mạnh mà ĐH Bách khoa Hà Nội “hút” được thí sinh giỏi là sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng, sinh viên được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai hoặc chuyển đổi ngành học ở các đơn vị đào tạo trong trường để khi tốt nghiệp được cấp bằng đại học chính quy đúng theo nguyện vọng nghề nghiệp mình yêu thích.

Thậm chí, đối với các thí sinh trúng tuyển điểm cao, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội “mạnh tay” chi ra các học bổng hàng chục triệu đồng mỗi năm giúp sinh viên yên tâm học tập.

Tuy chưa có lợi thế đào tạo như ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều trường ĐH công lập thuộc “tốp đầu” khác kiên quyết không để thí sinh giỏi “lọt” khỏi trường. Ví dụ như ĐH Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Ngân hàng… tạo điều kiện các ngành học có sự chênh lệch điểm từ 1-3 điểm. Điều này giúp các thí sinh không đủ điểm tuyển vào ngành học cao vẫn sẽ có cơ hội đăng ký các ngành học thấp hơn nhằm nắm chắc trong tay tấm vé vào ĐH.

Bên cạnh đó, nhiều trường mở thêm hệ đào tạo ngoài ngân sách hay còn gọi là hệ đào tạo chất lượng cao, tiên tiến...

Năm 2019, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến sẽ xét tuyển khoảng 300 chỉ tiêu đào tạo chương trình học tiên tiến, Học viện Tài chính tuyển 200-300 chỉ tiêu. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đào tạo theo địa chỉ 200 chỉ tiêu, trong đó 150 chỉ tiêu ĐH và 50 CĐ…

Đại học dân lập cam kết đầu ra

Không chỉ cạnh tranh với các trường công lập, các trường dân lập cũng mở ra nhiều “chiêu” để cạnh tranh với nhau vì rút kinh nghiệm mùa tuyển sinh 2018 nhiều trường không tuyển đủ chỉ tiêu.

Năm 2019, Trường ĐH dân lập Hải Phòng đã thông báo về việc miễn học phí cho thí sinh đạt điểm cao trong mùa tuyển sinh. Trường ĐH FPT, bên cạnh chính sách cho vay ưu đãi trong quá trình học, năm nay trường sẽ trao 400 học bổng cho học sinh xuất sắc nhất ở 100 trường THPT hàng đầu cả nước nếu đăng kí theo học.

Trong khi đó, ĐH Dân lập Phương Đông đã công bố mức học phí năm 2019 chỉ nhỉnh hơn năm 2010 một chút. Năm thứ nhất đại học, cao đẳng từ 8.650.000 đồng đến 10.150.000 đồng (tùy theo từng ngành học), các năm sau sẽ tăng khoảng 10% so với năm trước. Thậm chí, trường đã dành hơn 3 tỷ đồng cho Quỹ học bổng khuyến học.

Kèm theo đó là các chương trình liên kết và gửi đi học ở nước ngoài từ 1-3 năm với cam kết 100% có được việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều này đã đánh trúng tâm lý của nhiều phụ huynh và học sinh, hứa hẹn sẽ gây được chú ý lớn trong khối các trường dân lập.

Ngoài học phí thì vấn đề cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp luôn được thí sinh đặc biệt quan tâm, theo NGND.PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình (Hà Nội), trường đưa ra định hướng phát triển năm 2019 xây dựng trường trở thành đơn vị đào tạo đa ngành định hướng ứng dụng thực tiễn kiểu mẫu, một địa chỉ đào tạo ĐH, Cao học tầm quốc tế.

TS. Đào Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hòa Bình cho biết trước khi vào năm học trường đã làm việc với một số tập đoàn, doanh nghiệp và ký kết về việc sử dụng nhân lực… Nhu cầu đặt hàng nguồn nhân lực cung cấp cho các đối tác chiến lược này khoảng 2.000 việc làm/năm. Như vậy, các em sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có cơ hội được làm việc tại chính các doanh nghiệp lớn này.

Mùa tuyển sinh 2019, Khoa Báo chí và Truyền thông đa phương tiện của Trường ĐH Hòa Bình dự kiến tuyển 200 chỉ tiêu với 2 ngành Truyền thông và quan hệ công chúng; Công nghệ truyền thông. TS. Nguyễn Đức Tài, Trưởng Khoa Báo chí và Truyền thông đa phương tiện - ĐH Hòa Bình cho hay sinh viên của Khoa Báo chí và Truyền thông sẽ được cộng tác, thực tập tại các đài truyền hình lớn như VTV, HTV, VTC...

Như vậy, để thu hút sinh viên, cạnh tranh với các trường ĐH công lập, các trường dân lập đã có chiến lược xây dựng môi trường giáo dục mở, sáng tạo, nhằm thu hút sinh viên xuất sắc và giảng viên, chuyên gia giỏi trong nước và quốc tế đến học tập, làm việc với mục tiêu đưa nhà trường trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp nhân lực trình độ cao cho các cơ quan, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Nhật Nam