• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cấm nhập khẩu máy móc cũ quá 10 năm tuổi

(Chinhphu.vn) - Các máy móc, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng có tuổi đời trên 10 năm sẽ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam từ năm 2016, theo Thông tư mới của Bộ KHCN.

16/11/2015 09:36
Ảnh minh họa
Bộ này vừa ban hành Thông tư 23/2015/TT-BKHCN thay thế cho Thông tư 20 năm 2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Những quy định tại Thông tư 23 được cho là “thông thoáng” hơn so với Thông tư 20 bị tạm dừng thi hành hồi tháng 8/2014 sau khi có nhiều ý kiến khác nhau trong xã hội. Theo Thông tư 20, dây chuyền, thiết bị cũ nhập khẩu về Việt Nam phải đảm bảo 2 điều kiện: Thời gian sử dụng không quá 5 năm kể từ ngày sản xuất và chất lượng còn lại trên 80%.

Khi đó, nhiều ý kiến cho rằng thời hạn 5 năm là quá ngắn, chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên cũng quá cao và cũng rất khó đo lường. Thực tế, không ít máy móc chạy 10 năm vẫn tốt.

Theo Thông tư mới, để được phép nhập khẩu vào Việt Nam, các thiết bị cũ phải có tuổi không quá 10 năm và phải được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Thông tư 23 cũng qui định rõ: Thiết bị đã qua sử dụng khi nhập khẩu phải phù hợp với các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành, không được phép nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng mà các nước đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường.

Thông tư 23 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.

Theo ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ KHCN), Thông tư quy định tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm vì vòng đời công nghệ thiết bị trung bình thường từ 7 - 10 năm tùy thuộc ngành, lĩnh vực.

Thông tư cũng không sử dụng tiêu chí chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu, thay vào đó là quy định tiêu chí về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn khi sản xuất thiết bị. Điều này sẽ giải quyết được những lo ngại rằng quy định như cũ có thể để lọt máy móc, thiết bị đã qua sử dụng từ các nước kém chất lượng nhưng vẫn đáp ứng về thời gian dưới 10 năm.

Ngoài sửa đổi các điều kiện, Thông tư mới cũng đưa ra khá nhiều đối tượng thuộc diện “loại trừ”, không chịu sự quy định của thông tư.

Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư (bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng) nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng và được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì không phải áp dụng quy định nói trên…

Với các trường hợp yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn 10 năm, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định cần thiết và thông báo cho Bộ KHCN biết để thống nhất quản lý.

Trong trường hợp đặc biệt, thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá 10 năm nhưng doanh nghiệp cần thiết phải nhập khẩu để bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, căn cứ hồ sơ và kiến nghị của doanh nghiệp, Bộ KHCN phối hợp với các Bộ, ngành xem xét, quyết định.

Thông tư 23 cũng nêu rõ các đơn vị, tổ chức giám định các thiết bị công nghệ được phép nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm: tổ chức giám định trong nước (đã đăng ký hoạt động theo Luật Thương mại) hoặc tổ chức giám định nước ngoài (đã đăng ký hoạt động theo luật pháp nước sở tại nơi tổ chức giám định đăng ký hoạt động giám định) có chức năng giám định máy móc, thiết bị. 

Hồi cuối tháng 8/2014, trước những ý kiến của doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo Bộ KHCN tạm dừng thực hiện Thông tư 20 để nghiên cứu, tiếp thu thêm các ý kiến. Thủ tướng yêu cầu cơ quan quản lý phải đặt mình vào vị trí người dân, doanh nghiệp, quy định phải phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi.

Thành Đạt