• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cán cân thương mại quý II cân bằng

(Chinhphu.vn) - Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý II/2016, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nhận định, xuất nhập khẩu của Việt Nam quý II/2016 tăng nhẹ, cán cân thương mại cân bằng.

15/07/2016 12:59

Báo cáo của VEPR cho biết sau 2 quý thặng dư, cán cân thương mại bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đảo chiều. Trong khi xuất khẩu vẫn tăng trưởng thấp, ở mức 5,2% thì nhập khẩu đã bắt đầu tăng trở lại, đẩy cán cân thương mại về mức cân bằng.

Xuất khẩu quý I và cộng dồn 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 43,5 tỷ USD và 82,2 tỷ USD (tăng 5,9% so với 6 tháng đầu năm 2015). Trong khi đó, nhập khẩu quý II ước đạt 43,5 tỷ USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2016 là âm 4,1%). Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 80,7 tỷ USD, giảm 0,5%.

Tuy nhiên, suy giảm trong giá trị nhập khẩu chủ yếu do yếu tố giá cả.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá nhập khẩu bı̀nh quân đã giảm 7,8% nửa đầu năm nay. Nếu loại bỏ yếu tố giá, kim ngạch nhập khẩu đạt 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Do đó, VEPR cảnh báo việc giá hàng hóa cơ bản và năng lượng phục hồi có thể sẽ khiến cán cân thương mại diễn biến xấu đi trong thời gian tới và nhiều khả năng thương mại sẽ trở lại thâm hụt như giai đoạn trước năm 2012.

Vũ Trọng