• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần cơ chế phân cấp quản lý cụ thể nội dung OTT trên không gian mạng

(Chinhphu.vn) – Nhiều chuyên gia cho rằng các nội dung trên không gian mạng rất đa dạng, từ phim, chương trình truyền hình, gameshow, chương trình thực tế và nhiều loại hình khác. Việc quản lý các nền tảng này vẫn gặp nhiều khó khăn, vì vậy rất cần một cơ chế phân cấp quản lý cụ thể, nhất quán.

28/07/2022 15:00
Cần cơ chế phân cấp quản lý cụ thể nội dung OTT trên không gian mạng - Ảnh 1.

Cần một cơ chế phân cấp quản lý cụ thể và nhất quán trong quản lý các nội dung trên không gian mạng.

Cần cơ chế quản lý nhất quán

Để xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả các nền tảng OTT (các giải pháp cung cấp nội dung gồm hình ảnh, âm thanh, tin nhắn, gọi điện trên không gian mạng), ngành thông tin và truyền thông đã và đang sửa đổi, bổ sung nhiều quy định liên quan. 

Trong đó, doanh nghiệp trong nước hiện đang rất chú ý tới Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP liên quan đến các nhóm ngành công nghiệp giải trí. Nhiều doanh nghiệp mong chờ Nghị định sửa đổi này sẽ tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đồng thời bảo đảm phù hợp với văn hóa Việt Nam trên không gian mạng.

Góp ý dự thảo Nghị định này, nhiều ý kiến cho rằng nội dung trên không gian mạng rất đa dạng, không chỉ có phim mà còn các sản phẩm ghi hình như chương trình truyền hình, gameshow… nhưng lại không được đề cập trong dự thảo Nghị định sửa đổi của Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

Trong khi phim được quy định tại Luật Điện ảnh 2022 với hình thức quản lý là hậu kiểm và tự phân loại và cũng được quy định tại dự thảo Nghị định sửa đổi của Nghị định 06/2016/NĐ-CP.

Điều này tức là, trong khi các sản phẩm ghi hình như chương trình truyền hình, gameshow, chương trình thực tế, livestream… chưa được xác định một cách rõ ràng để đưa vào quản lý thì với phim - cùng là nội dung phát trên không gian mạng nhưng lại do 2 cơ quan khác nhau quản lý - được quy định tại 2 văn bản pháp luật khác nhau.

Một góp ý khác nữa vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP cho rằng mặc dù dự thảo có nội dung xuyên suốt liên quan mật thiết đến sản phẩm của điện ảnh, nền tảng truyền phát trên hạ tầng viễn thông và nội dung phổ biến trên không gian mạng, tuy nhiên, dự thảo chưa dẫn chiếu Luật Viễn thông, Luật Điện ảnh và Luật An ninh mạng ở phần "Căn cứ".

Bàn về vấn đề này, luật sư Hà Thị Kim Liên (Giám đốc chi nhánh Phan Law Vietnam tại Hà Nội) cho biết việc quản lý các hoạt động, nội dung trên không gian mạng, các nền tảng OTT là vấn đề cần được các cơ quan quản lý Nhà nước cân nhắc để đưa ra cơ chế quản lý phù hợp với đặc trưng của hình thức này và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Theo bà Hà Thị Kim Liên, về nguyên tắc, mọi hoạt động liên quan đến điện ảnh nói chung và phim nói riêng, bao gồm phát hành, phổ biến, lưu trữ phim đều được quy định tại Luật Điện ảnh. Vì thế, dù sản phẩm là phim hay không phải phim cũng cần phải có một cơ chế phân cấp quản lý cụ thể và nhất quán.

Phải bình đẳng quản lý OTT trong và ngoài nước

Một nội dung khác cũng rất quan trọng của dự thảo là vấn đề quản lý hoạt động của các doanh nghiệp xuyên biên giới. Dự thảo mới chỉ đưa ra quy định quản lý đối với doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình có sử dụng tên miền do Việt Nam quản lý. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngoài nước sử dụng tên miền quốc tế cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam thì chưa được đề cập. Hoạt động của các doanh nghiệp này hiện chưa có luật nào quy định, hoàn toàn bị bỏ ngỏ.

Luật sư Hà Thị Kim Liên cho rằng trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam có hành vi vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam như Luật An ninh mạng, vi phạm thuần phong mỹ tục… thì Bộ TT&TT hoàn toàn có thể xử lý theo quy định, buộc gỡ bỏ các nội dung vi phạm khỏi kho nội dung tiếp cận người dùng tại Việt Nam.

Trong thời qua, các biện pháp chặn, yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm do cơ quan Nhà nước thực hiện đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cơ quan Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn do tính chất xuyên biên giới phức tạp trên môi trường mạng và sự khác biệt về quy định pháp luật tại các quốc gia - nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính.

"Chính vì vậy, chúng ta cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo người dùng Việt Nam được tiếp cận nội dung đa dạng nhưng vẫn đảm bảo tính tuân thủ theo quy định", bà Liên nhấn mạnh.

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBlaw, khi phổ biến phim đến công chúng, các doanh nghiệp trong nước phải tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh như xin giấy phép phổ biến, kiểm duyệt nội dung trước khi phát hành, phổ biến phim, có giấy phép nhập khẩu… Trong khi đó, đa số các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ phim OTT xuyên biên giới không phải đăng ký cấp phép.

"Các đơn vị truyền hình trong nước đưa một video lên OTT cũng phải kiểm duyệt thì không lý do gì các bộ phim của nước ngoài cung cấp vào Việt Nam lại không phải kiểm duyệt, không phải nộp thuế, trong khi có thể có những nội dung xuyên tạc lịch sử, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời, việc này cũng tạo nên bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài", Luật sư Nguyễn Thanh Hà phân tích.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 mới đây, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng có nhấn mạnh việc quản lý các nền tảng xuyên biên giới hiện nay là một thách thức toàn cầu. Việc thiếu thể chế quản lý các nền tảng xuyên biên giới đã tạo ra một môi trường kinh doanh bất bình đẳng, còn gọi là sự bảo hộ ngược, giữa các nền tảng số trong nước và nước ngoài.

Bộ trưởng cho biết năm 2022, nhiều nghị định về quản lý các nền tảng xuyên biên giới (như mạng xã hội, phát thanh truyền hình OTT, quảng cáo) sẽ được Bộ TT&TT ban hành. Các nghị định mới này nhằm thực hiện một nguyên lý rất căn bản là doanh nghiệp làm ăn ở đâu thì phải theo pháp luật ở đó. Nếu nói rộng ra thì đó là công tác bảo vệ chủ quyền số quốc gia.

Hiền Minh