• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần cụ thể pháp lý bảo vệ người tiêu dùng online

(Chinhphu.vn) - Việc quản lý thương mại truyền thống vốn đã không dễ dàng dù người mua được cầm tận tay hàng hóa. Quản lý thương mại điện tử càng khó hơn, bởi người mua luôn ở thế yếu, vì vậy cần có hệ thống luật để bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng.

19/10/2022 18:39
Cần cụ thể pháp lý bảo vệ người tiêu dùng "online" - Ảnh 1.

Toàn cảnh tọa đàm trực tuyến "Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng" - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Đây là ý kiến ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam đưa ra tại tọa đàm trực tuyến "Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng" do Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tổ chức chiều 19/10.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ trở thành thị trường phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ASEAN vào năm 2026. Trong bối cảnh đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xác định có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết với sự thúc đẩy phát triển của thương mại điện tử.

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết: Trong năm 2021, thương mại điện tử là lĩnh vực đứng thứ 2 về số lượng đơn, thư kiến nghị. Trong đó có tổng số 1.261 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục tiếp nhận và xử lý, chiếm tỉ lệ 15,4%.

Các nội dung phản ánh chủ yếu liên quan đến việc chậm giao hàng, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng so với đơn hàng đã đặt; giao hàng đã bị hỏng hóc, vỡ nát do quá trình lưu kho, vận chuyển không đảm bảo; sàn thương mại điện tử không hỗ trợ hoặc chậm hoàn tiền đơn hàng đã huỷ.

"Bên cạnh đó, cũng có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đúng với những hình ảnh đã quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, trang thông tin diện tử...", ông Tuấn nói.

Nguyên nhân điển hình được lãnh đạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chỉ ra là còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Có trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để cung cấp cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin: Trong 5-6 năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, với tốc độ phát triển trung bình từ 25-35%.

Các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế đánh giá rất cao thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Dự đoán đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD.

"Cùng sự mở rộng của thị trường, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng nhiều, đa dạng hơn. Thực tiễn đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần có khung khổ pháp lý đủ mạnh, có sự thay đổi phù hợp về pháp luật để bảo vệ được người tiêu dùng", bà Việt Anh nhấn mạnh.

Rõ ràng thương mại điện tử trở thành xu thế phát triển tất yếu. Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội để phát triển thương mại điện tử.

Do đó, hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử là yêu cầu cấp bách hiện nay, khi thương mại điện tử bùng nổ song nhiều quy định hiện hành chưa theo sát thực tiễn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết: "Sự phát triển nhanh và mạnh của thương mại điện tử cũng đòi hỏi chúng ta cần có sự thay đổi. Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trước đây đã có ở nhiều mảng khác nhau nhưng có sự chồng chéo và thực hiện chưa tốt. Vì vậy, tôi cho rằng dự Luật này được ra đời vừa mang tính kịp thời và phù hợp với xu thế phát triển".

Đến nay, các vụ khiếu nại vì hoạt động thương mại trên không gian mạng tăng lên tới 1.600 vụ/năm, chứng tỏ rằng, trong hoạt động thương mại điện tử, hoạt động trái pháp luật phát triển nhanh hơn, mạnh hơn. Giao dịch điện tử là những hoạt động không trực tiếp vì vậy rất dễ để những đối tượng xấu lẩn khuất ở hình thức này hay hình thức khác, từ đó có các hoạt động thương mại không theo đúng yêu cầu và không thể bảo vệ được quyền lợi cho người tiêu dùng.

Thêm vào đó, trong hoạt động thương mại điện tử, một người có thể bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau với nhiều tên khác nhau, thậm chí có thể thay đổi tên hàng hóa chỉ bằng một dấu chấm. Điều này đặt ra yêu cầu về quản lý chất lượng và hoạt động kinh doanh cũng cần có sự thay đổi.

Nhằm hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử, trên không gian mạng, Chính phủ đã đề xuất và được Quốc hội nhất trí đưa dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Đỗ Hương