• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần quy định pháp lý về quản lý việc cho thuê lại lao động tại Việt Nam

Hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiện ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, hiện pháp luật về việc cho thuê lại lao động còn đang bỏ ngỏ đã làm cho quyền lợi của người lao động được cho thuê không đảm bảo và xuất hiện nhiều bất cập liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lao động. Trước thực trạng này, ngày 22/12, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội thảo về vấn đề cho thuê lại lao động để đánh giá thực trạng và nhu cầu điều chỉnh pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động tại Việt Nam.

23/12/2010 14:27
Ông Ngô Hoàng, Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động xuất hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam . Từ tháng 9/2010 đến 11/2010, Vụ Pháp chế đã khảo sát và ghi nhận TP Hồ Chí Minh có 59 doanh nghiệp, Bình Dương 51 doanh nghiệp, Cần Thơ 32 doanh nghiệp, Đà Nẵng 25 doanh nghiệp và Đồng Nai có 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lao động. Tại Hà Nội cũng đã xuất hiện hoạt động này nhưng chưa có thống kê chính thức. Số lao động là đối tượng của hoạt động cho thuê lại lao động tập trung nhiều nhất tại Bình Dương với hơn 8.000 lao động, tiếp đến là TP Hồ Chí Minh với hơn 5.300 lao động. Hầu hết các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động hoạt động theo hình thức bán công khai vì pháp luật lao động của nước ta hiện không thừa nhận và không cho phép hoạt động này.
Cũng theo ông Ngô Hoàng, dịch vụ cho thuê lại lao động trong chừng mực nhất định được xem là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu lớn về nguồn lao động giản đơn, quen việc trong trường hợp có sự điều chỉnh tăng kế hoạch sản xuất hoặc trong lúc cao điểm sản xuất, tạo được sự linh hoạt trong tuyển dụng và sử dụng nhân sự của doanh nghiệp. Dịch vụ này cũng tạo cơ hội có được việc làm cho lực lượng lao động không muốn hoặc không thể tìm một công việc ổn định. Tuy nhiên, do chưa có quy định của pháp luật về vấn đề này, dẫn đến nhiều doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người làm việc theo hình thức cho thuê lại lao động. Hầu hết những lao động này luôn bị trả tiền công thấp hơn thu nhập của người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động và không được hưởng các chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ phép, thai sản, tiền thưởng...
Tiến sĩ Phạm Trọng Nghĩa, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng: Hoạt động cho thuê lại lao động đang tồn tại ở nước ta là một xu hướng khách quan, phổ biến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh. Do đó, cần có cơ chế, chính sách pháp luật và biện pháp quản lý của nhà nước để hoạt động này góp phần phục vụ cho lợi ích quốc gia, của người sử dụng lao động và người lao động; khuyến khích và hỗ trợ các loại hình tổ chức hoạt động cho thuê lại lao động hiệu quả, đồng thời quy định rõ về tiền lương, các chế độ của người lao động làm việc theo hình thức cho thuê lại lao động để bảo vệ quyền lợi của họ.
Mai Phương