• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần tạo đột phá đào tạo nhân lực trình độ cao trong GDĐH

(Chinhphu.vn) – Tái cơ cấu giáo dục đại học (GDĐH) được hiểu là xem xét lại, sắp xếp lại, tổ chức lại, thậm chí là thay đổi, đổi mới hoạt động của GDĐH nhằm khắc phục các khuyết điểm hiện có để GDĐH đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện khâu đột phá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao.

23/08/2018 15:13
TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (Học viện Quản lý giáo dục).

Đó là quan điểm của TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (Học viện Quản lý giáo dục) về việc tái cơ cấu GDĐH trước yêu cầu phát triển nhanh nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước hiện nay.

Theo ông Tiến, tuy chúng ta có một tầm nhìn về GDĐH được quy định trong Chiến lược phát triển giáo dục hoặc trong các nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục nhưng chưa bao giờ tầm nhìn này được cụ thể hoá thành một chương trình, kế hoạch hành động với các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp, kinh phí cụ thể để tổ chức thực hiện.

Cơ chế quản trị còn chưa tạo được sự tự chủ cần thiết về học thuật, tổ chức, nhân sự và tài chính, chưa tạo động lực để khuyến khích các cơ sở GDĐH theo đuổi sứ mệnh của riêng mình, hợp tác với các cơ sở giáo dục khác để thực hiện điều đó.

Phân bổ ngân sách chưa theo kết quả đầu ra, thiếu cơ chế cạnh tranh và thiếu cơ chế khuyến khích việc thực hiện công bằng xã hội trong GDĐH.

Về bảo đảm chất lượng, điểm yếu căn bản là chúng ta chưa có một hệ thống thông tin quản lý GDĐH (TEMIS) cấp quốc gia để có cơ sở dữ liệu tin cậy trong việc giám sát, đánh giá, theo dõi bước tiến về chất lượng của các cơ sở GDĐH.

Theo TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, trước yêu cầu nguồn nhân lực của nền kinh tế đang được cơ cấu lại theo định hướng chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, lao động giá rẻ) sang mô hình tăng trưởng phát huy vai trò đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (tiến bộ khoa học-công nghệ, nhân lực chất lượng cao, kỹ năng quản lý hiện đại) thì tái cơ cấu GDĐH là một bài toán lớn trong dài hạn. Nó đòi hỏi một quá trình tái cơ cấu căn bản và toàn diện. Từ thể chế GDĐH, cơ cấu hệ thống đến chương trình đào tạo, phương thức đào tạo, công tác quản trị, cơ chế tài chính, cơ chế thị trường, cơ chế khuyến khích, nghiên cứu khoa học, hội nhập quốc tế, đối tác công-tư…

TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến đề xuất 5 lĩnh vực cần tái cơ cấu trong GDĐH. Đó là: Tầm nhìn và chương trình hành động; Chiến lược và việc tổ chức thực hiện; Các cơ chế khuyến khích cơ sở GDĐH; Xã hội hóa theo định hướng phát triển quan hệ đối tác công-tư (PPP); Cơ chế giám sát và đánh giá theo kết quả đầu ra thông qua hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học TEMIS. 

Hiện nay, ở nước ta đã triển khai sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý trường học trong các trường phổ thông, gọi tắt là VEMIS. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ GDĐH hiện nay rất cần sự đầu tư quan tâm của Nhà nước cùng với nỗ lực của các cơ sở GDĐH để sớm có hệ thống TEMIS, là hệ thống phần mềm quản lý khiến các bên liên quan, từ sinh viên, phụ huynh đến các hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu nắm bắt, giám sát và đánh giá được diễn biến cùng kết quả hoạt động GDĐH theo từng yêu cầu của mình.

Nhật Nam