• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ

(Chinhphu.vn) - Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nêu đề xuất này tại Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì sáng 18/7 tại TPHCM.

18/07/2023 12:22
Cần thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đề xuất thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi, trong quá trình phát triển, TPHCM luôn nhận thức rất rõ tầm quan trọng, ý nghĩa và có trách nhiệm trong công tác liên kết vùng.

Do đó, trong năm 2023, Thành phố đã tổ chức 5 hội nghị hợp tác giữa TPHCM với một số địa phương phía bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, với 38 tỉnh, thành phố của cả nước.

Ngoài ra, để triển khai tốt Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ, Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phát triển TPHCM, UBND TPHCM đã tham mưu cho Thành ủy TPHCM ban hành 2 chương trình hành động. 

UBND TPHCM cũng ban hành kế hoạch thực hiện 2 nghị quyết của Bộ Chính trị, 2 nghị quyết của Chính phủ, 2 chương trình hành động của Thành ủy với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính cùng 150 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, cơ quan chủ trì, thời hạn trình, thời hạn triển khai. Trong đó, Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ đã được Thành phố hoàn thành và sẽ trình Chính phủ trong tháng 7/2023.

Bên cạnh đó, đã thành lập các tổ công tác nghiên cứu mô hình TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông) dọc theo hành lang vành đai và Metro.

Người đứng đầu chính quyền TPHCM cho biết thêm, về công tác lập quy hoạch TPHCM với vai trò là trung tâm của vùng gắn với định hướng kết nối đô thị, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng và nội vùng, Thành phố đã điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM (bao gồm 6 địa phương Đông Nam Bộ và Long An, Tiền Giang) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2076 ngày 22/12/2017.

Hiện nay, TPHCM đang tập trung công tác lập Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố để phù hợp với Chiến lược, định hướng phát triển của toàn vùng TPHCM.

Cần thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ - Ảnh 2.

Các đại biểu dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cần có Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng Đông Nam Bộ 

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM cũng đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho vùng. Trong đó, ông Mãi cho rằng việc thành lập Quỹ phát triển hệ thống giao thông vùng là hết sức cần thiết. Quỹ được hình thành từ vốn ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương và các địa phương), nguồn xã hội hóa và các nguồn khác. Quỹ có nhiệm vụ đầu tư, đảm bảo nguồn vốn cho các dự án trọng điểm mang tính liên kết vùng (như đầu tư nâng cấp các cảng hàng không, chú trọng kết nối các trung tâm đầu mối với hành lang vận tải thủy chính của vùng; nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển; phát triển giao thông đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt đô thị, đường cao tốc TPHCM kết nối với các tỉnh...; tài trợ cho các hoạt động quản lý, quản trị, nghiên cứu và nâng cao năng lực quản lý.

Việc có được một quỹ đầu tư hạ tầng chung cho toàn vùng với cơ chế mở sẽ thúc đẩy quá trình phát triển và liên kết các địa phương trong vùng đặc biệt là đối với vấn đề hạ tầng, giao thông, một yếu tố mang tính huyết mạch cho sự phát triển và khai thác hết tiềm năng của vùng.

Theo ông Mãi, lãnh đạo các tỉnh trong vùng, Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp bày tỏ sự thống nhất cao và ủng hộ xây dựng Quỹ.

"Vừa qua, Thành phố và lãnh đạo 5 tỉnh trong vùng cho rằng sẽ khả thi và tối ưu hơn nếu theo phương án Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ. Việc thành lập Quỹ sẽ có sự chủ động phối hợp, hỗ trợ của Thành phố với các cơ quan Trung ương", Chủ tịch UBND TPHCM cho hay.

Ngoài ra, ông Mãi cũng đề xuất thành lập Trung tâm kiểm soát bệnh tật vùng và xây dựng bệnh viện tuyến cuối của vùng.

Qua thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy sự cần thiết của việc thành lập Trung tâm này nhằm hình thành chuỗi liên kết các hệ thống y tế chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội vùng và góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện Thành phố.

Anh Thơ