• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ

(Chinhphu.vn) – Nhiều ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ khi sử dụng nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ con người để có căn cứ xử lý đối với tội phạm sử dụng dao nhằm gây án.

24/05/2024 17:51
Cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ- Ảnh 1.

Đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn Hà Nội) góp ý về việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ - Ảnh: VGP/ĐH

Luật hóa để có căn cứ xử lý vi phạm

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Theo tờ trình của Chính phủ thì trong thời gian qua, tội phạm sử dụng các loại dao gây án chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ đối tượng sử dụng dao nhọn, dao sắc, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao.

Thực tế quá trình điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh như: giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích… mà không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vì Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không quy định dao là vũ khí. 

Vì vậy, cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 3 của Dự thảo Luật giải thích từ ngữ và quy định về vũ khí thô sơ, trong đó bao gồm:"Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20 cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Trường hợp sử dụng dao có tính chất sát thương cao vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này".

Phát biểu ý kiến, đại biểu Lê Nhật Thành (Đoàn Hà Nội) góp ý về việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, khi sử dụng nhằm mục đích gây nguy hại cho tính mạng, sức khoẻ con người là vũ khí quân dụng. Đại biểu cho rằng, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, khi sử dụng nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ con người là vũ khí quân dụng để có căn cứ xử lý đối với tội phạm sử dụng dao có tính sát thương cao để gây án.

Đại biểu cho biết, theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm qua, toàn quốc đã phát hiện, bắt giữ trên 16.000 vụ, 26.000 đối tượng sử dụng các loại dao và công cụ, phương tiện tương tự dao để gây án, trong đó đã xử lý trên 7.000 đối tượng đang trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội, chủ yếu xử lý về các hành vi là hậu quả của việc sử dụng dao, công cụ phương tiện tương tự dao.

Như vậy, tội phạm sử dụng các loại dao và phương tiện có khả năng gây sát thương tương tự dao gây án chiếm tỉ lệ rất cao, trong đó nhiều vụ là các băng, nhóm đối tượng có tổ chức gây án với tính chất rất manh động, dã man, coi thường pháp luật, nhiều vụ gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Quá trình điều tra các vụ án này, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì Luật hiện hành không quy định dao, phương tiện tương tự dao là vũ khí. Vì vậy, cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao là vũ khí thô sơ để kịp thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm của đối tượng ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc định hướng hành vi của đối tượng.

Cần thiết phải quy định dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ- Ảnh 6.

Giám đốc Công an Hà Nội Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Ảnh: VGP/ĐH

Xây dựng một xã hội an toàn

Về việc bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ, đại biểu Nguyễn Văn Thuận (Trưởng đoàn đại biểu Cần Thơ) cho rằng các loại dao có tính sát thương cao, nguy hiểm như vũ khí quân dụng (dao bầu, dao mèo, dao phay...) do các doanh nghiệp, người dân sản xuất, kinh doanh, mua bán chưa được cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, một người có thể dễ dàng mua hoặc tự chế tạo ra các loại dao có tính sát thương cao để sử dụng gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người, gây mất an ninh, trật tự.

Về xác định dao là vũ khí thô, Giám đốc Công an Hà Nội Trung tướng Nguyễn Hải Trung dẫn chứng, ngay ở Hà Nội cũng có nhiều ví dụ điển hình.

"Cứ vào ngày cuối tuần, ngày lễ các đối tượng thanh niên ở các khu vực cửa ngõ Thủ đô, kể cả các tỉnh lân cận, nhiều đối tượng 15-16 tuổi rú ga, nẹt pô mang theo dao, kiếm, dao phóng lợn, kéo lê trên đường… Rất khó xử lý, cùng lắm xử tội gây rối trật tự", Trung tướng Nguyễn Hải Trung phân tích.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung cũng nói thêm, đúng như các Đại biểu Quốc hội đã chỉ ra, việc bổ sung dao vào dự luật này cần giải quyết theo tính năng, động cơ, mục đích. Chẳng hạn phải chứng minh được rằng cùng là con dao ấy nhưng mục đích sử dụng khác nhau. Việc bổ sung quy định này vào luật giúp xử lý được các hành vi phạm tội, đồng thời cũng có tác dụng răn đe, phòng ngừa rất lớn.

Ở góc độ khác, theo quy định tại Phụ lục 4 Dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì Danh mục vũ khí thô sơ có cả dao đi rừng, dao nhà bếp (như dao chặt xương, dao chặt gà, dao thái lọc, dao phi lê…). 

Một số ý kiến đề nghị cần phải đánh giá tác động kỹ lưỡng và quy định chặt chẽ hơn về nội dung này để tránh gây xáo trộn, khó khăn trong đời sống, sinh hoạt cũng như sản xuất thường ngày của người dân và để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện Luật trong cuộc sống.

Bởi vì, trong thực tế rất khó xác định khi nào thì dao được xem là vũ khí khi gắn với tiêu chí "mục đích sử dụng". Đôi khi, dao đang là vật dụng hàng ngày sử dụng vào mục đích lao động, sản xuất, sinh hoạt của người dân nhưng khi dao được sử dụng để gây án thì nó được xem là vũ khí mang tính sát thương cao.

Hải Liên