• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần Thơ: Áp dụng cấp độ 3 phòng chống COVID-19 toàn địa bàn

(Chinhphu.vn) - Từ 0h ngày 11/11, TP. Cần Thơ áp dụng cấp độ phòng chống dịch COVID-19 ở cấp 3-nguy cơ cao (vùng cam) trên toàn địa bàn.

10/11/2021 10:00
Từ 0h ngày 11/11, TP. Cần Thơ áp dụng phòng chống dịch COVID-19 ở cấp 3. Ảnh: Cổng TTĐT TP. Cần Thơ

Sau khi áp dụng cấp độ 2 phòng chống COVID-19 từ ngày 1/11, trong 10 ngày qua, tình hình dịch bệnh tại Cần Thơ diễn biến vẫn phức tạp, số ca mắc COVID-19 ghi nhận hàng trăm trường hợp/ngày, trong đó có nhiều ca cộng đồng.

Theo Sở Y tế TP. Cần Thơ, chỉ tính từ ngày 3-10/11, Thành phố ghi nhận hơn 2.600 trường hợp mắc mới, đưa tổng số ca mắc COVID-19 tính từ ngày 8/7 đến nay là hơn 10.400 người.

Để thực hiện các biện pháp chống dịch tương ứng, phù hợp với thực tế địa phương, UBND TP. Cần Thơ quyết định áp dụng cấp độ chống COVID-19 trên toàn địa bàn lên cấp 3 (nguy cơ cao-vùng cam) từ 0h ngày 11/11.

Với cấp quận, huyện: Có 4 quận (Ninh Kiều, Ô Môn, Bình Thủy, Thốt Nốt) ở cấp 3. Có 5 quận, huyện (quận Cái Răng, các huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, Thới Lai) ở cấp 2.

Với cấp phường, xã, thị trấn:  Có 8 địa bàn áp dụng cấp 4 (nguy cơ rất cao-vùng đỏ); 14 địa bàn ở cấp 3; 45 địa bàn cấp 2 và 16 địa bàn áp dụng cấp 1.

UBND Thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng quy trình về phát hiện và xử lý F0 tại cộng đồng, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, cơ sở dịch vụ, chợ, bệnh viện, trường học, cơ quan, đơn vị... với các bước cụ thể, dễ thực hiện, quy định cơ quan có trách nhiệm chủ trì, cơ quan có trách nhiệm phối hợp, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể khi để xảy ra sai phạm... để áp dụng thống nhất.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở; chuẩn bị sẵn sàng thành lập ngay trạm y tế lưu động ở những nơi dịch bùng phát, địa bàn dịch phức tạp.

Sở Y tế phối hợp với UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể bảo đảm các điều kiện y tế khi có dịch bùng phát, chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn để không bị động, bất ngờ.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên phải có hệ thống cung cấp ô xy hóa lỏng, khí nén. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm cung cấp ô xy y tế; có kế hoạch tổ chức và đưa vào hoạt động các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc F0 tại cộng đồng, tổ chức quản lý F0 tại nhà…

BT