• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cần tuyên truyền thay đổi nhận thức về sức khỏe tâm thần

(Chinhphu.vn) - Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em, đặc biệt là tự kỷ, tăng động, giảm chú ý, ngày càng gia tăng.

02/10/2014 15:52
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phát biểu tại Lễ mít tinh. Ảnh: VGP/Thúy Hà

Thống kê của Khoa Tâm thần (BV Nhi Trung ương) cho thấy, nếu như năm 2008 chỉ có 450 trẻ có rối loạn tự kỷ đến khám, thì năm 2012 tăng lên 2.200 trẻ. Trong đó, rối loạn tự kỷ gặp ở trẻ trai gấp 4-6 lần trẻ gái.

Đây là những thông tin được đưa ra tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10) do Bộ Y tế phối hợp với một số đơn vị tổ chức ngày 2/10.

Theo ông Trần Văn Cường, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam, nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, sức khỏe tâm thần hiện nay có tầm quan trọng thứ tư sau các bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị một trong các rối loạn tâm thần.

Dự tính, đến năm 2030, gần 1/3 dân số thế giới vào độ tuổi 60, nghĩa là trong 30 năm nữa mỗi ngày trên thế giới có thêm 2.000 người bị mất trí.

Chính vì vậy, Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm nay có thông điệp “Hãy chung sống với người bệnh tâm thần phân liệt” nhằm kêu gọi mỗi người và toàn xã hội có hành động và thái độ đúng đắn trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Phát biểu tại Lễ mít tinh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nhấn mạnh, sức khỏe tâm thần có vai trò đặc biệt quan trọng trong mục tiêu chiến lược của quốc gia, quyết định chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, bình an xã hội và sự phồn thịnh của đất nước.

Hiện nay, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cùng hậu quả chất độc dioxin do chiến tranh để lại cùng những áp lực trong cuộc sống, công việc đang làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần.

Trong đó, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng ngày một tăng ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

Tuy nhiên, đội ngũ thầy thuốc chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay ở nước ta còn thiếu vì hoạt động trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn về môi trường và điều kiện làm việc. Sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng chưa hiệu quả, gánh nặng chỉ thuộc về một số ngành và gia đình người bệnh.

Chính vì những lý do trên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị cần quyết tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân về sức khỏe tâm thần.

Đồng thời, đây cũng là cơ sở để giúp Đảng, Nhà nước và ngành Y tế Việt Nam có những chủ trương, chính sách, cơ chế thích hợp trong thời gian tới nhằm bồi dưỡng, đào tạo, khuyến khích đội ngũ y, bác sỹ, các nhà khoa học, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan cùng gia đình để tăng cường quản lý, chăm sóc, điều trị người bệnh tâm thần.

                                                                                                                                             Thúy Hà