• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cảnh báo bệnh viêm màng não ở trẻ đang vào mùa

(Chinhphu.vn) - Những ngày gần đây, Khoa Nhi, BV Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị viêm màng não.

18/08/2015 17:21
Thời tiết nắng nóng và chuyển mùa nên trẻ rất dễ mắc bệnh. Ảnh: VGP/Thúy Hà
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 24 ca bệnh viêm màng não, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có 2 ca tử vong.

Theo BS. Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, BV Bạch Mai, hiện đang là thời kỳ cao điểm của bệnh viêm màng não, do thời tiết nắng nóng và chuyển mùa nên trẻ rất dễ mắc bệnh.

Đây là một bệnh nặng, cần phải được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây tử vong, hoặc để lại những di chứng nặng nề như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân, chậm phát triển tâm thần vận động…

Những ngày gần đây, Khoa Nhi, BV Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị viêm màng não. Đáng chú ý là các bậc phụ huynh đưa con đi khám muộn, đặc biệt là tình trạng tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, khiến bệnh ngày càng phức tạp.

Trường hợp điển hình, từ ca bệnh đặc biệt của cháu Đồng Quốc Việt (8 tháng tuổi, Nam Định) vừa được các bác sĩ cứu sống và may mắn thoát khỏi di chứng nặng nề của bệnh viêm màng não mủ, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu của trẻ khi nghi mắc viêm màng não để đưa con đi khám và điều trị kịp thời, đồng thời cảnh báo tình trạng tự ý dùng kháng sinh cho trẻ của nhiều bậc phụ huynh.

Bệnh nhi Đồng Quốc Việt nhập viện trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, nôn. Trước đó, cha mẹ bệnh nhi cũng đã tự ý cho trẻ dùng kháng sinh tại nhà vì thấy con sốt cao.

Tại BV, các bác sỹ chẩn đoán trẻ bị mắc viêm phổi. Tuy nhiên, sau 9 tuần điều trị, cháu Việt không có dấu hiệu phục hồi mà còn diễn biến nặng hơn với triệu chứng sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.

Nghi ngờ bệnh nhân bị viêm màng não mủ, do các triệu chứng ban đầu không rõ ràng và dễ chẩn đoán là bệnh viêm phổi, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm dịch não tủy. Kết quả cho thấy, trẻ mắc viêm màng não mủ nặng.

Theo y văn thế giới, nếu trẻ bị mắc viêm màng não được chẩn đoán sớm trong 3 ngày đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn; từ 3-7 ngày bệnh dễ để lại di chứng; nếu từ 7 ngày trở lên thì trẻ sẽ bị di chứng nặng nề hoặc tử vong.

Ở bệnh nhi này, do phát hiện bệnh muộn sau 9 ngày, nên trong quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì dịch não tủy của trẻ đã bị tổn thương. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị tiến bộ cùng suy nghĩ “còn nước còn tát”, các bác sĩ đã cho trẻ được sử dụng kháng sinh đặc biệt với liều cao gấp đôi so với bình thường và truyền tĩnh mạch kéo dài…

Sau 7 tuần điều trị tích cực, sức khỏe của cháu Việt tiến triển tốt, hồi phục hoàn toàn và đã được xuất viện mà không để lại di chứng nào.

Báo động tình trạng tự ý dùng kháng sinh cho trẻ

Theo bác sĩ điều trị cho cháu Đồng Quốc Việt, việc chẩn đoán viêm màng não mủ ở trẻ dưới 1 tuổi gặp nhiều khó khăn, bởi trẻ có các dấu hiệu rất giống bệnh viêm phổi. Bệnh viêm phổi cũng có thể biến chứng viêm màng não bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, cũng có thể do việc sử dụng kháng sinh trước đó đã làm ẩn đi các dấu hiệu của bệnh viêm màng não, nên khó nhận biết bệnh.

Hiện nay, tình trạng lạm dụng kháng sinh, hoặc sử dụng kháng sinh khi không có hướng dẫn của bác sĩ đang diễn ra phổ biến.

BS Dũng cho biết, tỉ lệ phụ huynh tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ tại nhà trước khi đưa tới bệnh viện hiện nay chiếm hơn 90%. Đáng chú ý, nhiều phụ huynh còn “học hỏi kinh nghiệm” dùng thuốc của hàng xóm, người thân hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn trên mạng internet.

Nhiều chuyên gia y tế lo ngại và báo động tình trạng sử dụng kháng sinh của nhiều người dân như hiện nay. Lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng tràn lan không theo kê đơn của bác sĩ… sẽ khiến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng.

Khi đó, sẽ tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn kê của bác sĩ, không tự ý sử dụng hoặc đổi thuốc kháng sinh hoặc bỏ dùng giữa chừng (khi thấy trẻ đỡ sốt).

Mới đây, Bộ Y tế cũng đã quyết định thành lập đơn vị Giám sát kháng thuốc Quốc gia, nhằm triển khai các hoạt động phòng chống kháng thuốc; theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động phòng chống kháng thuốc.

Bệnh viêm màng não do não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Bệnh gây 2 bệnh lý chính là viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm vì có thể gây sốc, tử vong cao.

Để phòng bệnh viêm màng não cho trẻ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường; chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ hoặc gáy cứng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Thúy Hà